06/02/2019 09:09 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Năm "Heo vàng" đã sang, đánh dấu năm con giáp cuối cùng trong chu kì 12 năm. Khi mà Tết Âm lịch ngày càng được biết đến rộng rãi trên thế giới, các thương hiệu thời trang đình đám của phương Tây cũng không thể bỏ qua dịp thú vị này.
Đối với nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc..., Tết Nguyên đán, là mùa lễ hội có ý nghĩa văn hóa quan trọng, ngang tầm với Giáng sinh ở phương Tây, nên đây cũng được xem là cơ hội vàng để các nhãn hàng xa xỉ tăng doanh số bán lẻ.
Một số thương hiệu thời trang, làm đẹp, trang sức và đồng hồ đã tung ra các mẫu thiết kế thiết kế đặc biệt nhân dịp này. Các phiên bản Tết Nguyên đán như vậy luôn thu hút nhiều sự chú ý, cả với những nước ăn Tết Nguyên đán hay trên toàn cầu, một phần vì người tiêu dùng muốn nhìn xem các thương hiệu quốc tế sẽ diễn giải văn hóa phương Đông như thế nào.
Với nhóm người tiêu dùng xa xỉ (đặc biệt là thế hệ trẻ) ở châu Á, mà ngày càng chịu chi, nhưng cũng trở nên nhạy cảm hơn về văn hóa và niềm tự hào dân tộc, các thương hiệu xa xỉ cần thận trọng với cách giải thích văn hóa như vậy.
Trong nhiều trường hợp trong năm nay, các thương hiệu dường như đã học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. So với năm 2018 (Năm con Cún), khi một số bộ sưu tập thời trang và đồ trang sức bị chế giễu là lòe loẹt hoặc có thiết kế kém sang, các mẫu thiết kế của năm nay có vẻ dễ khiến khách hàng hài lòng hơn.
Các thương hiệu không nhất thiết phải đưa cả chú lợn trên sản phẩm, mà có khi họ chỉ sử dụng hình ảnh đuôi lợn hoặc chiếc mũi đặc trưng để tạo ấn tượng cho các thiết kế dí dỏm và sáng tạo của mình.
Dưới đây là một ví dụ của năm nay:
Duy An
Theo Jing Daily
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất