2 vợ chồng lần lượt được chẩn đoán mắc ung thư gan, bác sĩ nói "có 1 thứ trong nhà nhẽ ra phải vứt đi càng sớm càng tốt

12/01/2023 16:59 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Bác sĩ Vương Hồng, Khoa Phẫu thuật Lồng Ngực của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Chu Hải, Trung Quốc mới đây đã chia sẻ về 2 trường hợp bệnh rất hi hữu. Anh Chu và vợ năm nay đều 49 tuổi, đã có 2 con đang học cấp 2. 

2640fa2f41524397842d0f6d3b41747a_noop.jpeg

Ảnh: Toutiao

Trong một lần đi khám sức khỏe, cả hai phát hiện mình đã mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói rằng, cặp vợ chồng này có cuộc sống khá bình dị, họ không hút thuốc, không uống rượu lại cực kỳ ít ăn thịt cá.. do đó việc họ được phát hiện cùng mắc ung thư gan đã khiến nhiều người cảm thấy rất kỳ lạ.

Bác sĩ nói "có 1 thứ trong nhà nhẽ ra phải vứt đi càng sớm càng tốt"

Sau này, bác sĩ Vương mới biết được rằng gia đình họ Chu này có thói quen xấu là không bao giờ thay đũa. Đũa đã mốc vẫn đem ra dùng bình thường mà không hề lo lắng.

8ba42ac701d342f5bdb2d74b915fdf11_noop.jpeg

Bác sĩ nói đây là một lối sống thiếu lành mạnh. Đũa nên được thay mới 2-3 tháng một lần, vì nó rất dễ bị nứt. Lúc này các cặn thức ăn rất dễ sinh sôi trong các khe nhỏ của vết nứt đó, không thể rửa sạch nổi, lúc này càng dễ sinh ra aflatoxin.

Aflatoxin là độc tố rất nguy hiểm. Độc tính của aflatoxin gấp 68 lần asen và gấp 10 lần kali xyanua, sau khi ăn vào cơ thể sẽ trực tiếp gây tổn thương tế bào gan, nặng sẽ gây ung thư gan.

862f32d363e14a3882018f570450227d_noop.jpeg

Điều đáng lo ngại nhất là nếu muốn loại bỏ được aflatoxin thì nhiệt độ phải trên 280 độ C. Trên thực tế, chỉ dựa vào việc rửa đũa bằng nước nóng không thể có tác dụng tiêu diệt aflatoxin được. Do đó, bác sĩ khuyên các gia đình nên thay đũa đều đặn. Nếu phát hiện đũa chuyển màu, có vết nứt hoặc có dấu hiệu nấm mốc thì cần thay càng sớm càng tốt.

Ngoài đũa mốc, aflatoxin còn có thể xuất hiện ở những loại thực phẩm sau:

- Ngũ cốc bị mốc: Các thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, các loại hạt và dầu ăn, dễ dàng tạo ra aflatoxin, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến gan, dễ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư gan.

- Gạo hỏng: Gạo từ trắng chuyển sang vàng, một thời gian sau có màu xanh lá cây thì chứng tỏ đã chứa nấm mốc, cần cảnh giác với việc gạo đã nhiễm nấm Aspergillus flavus - loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan.

55d2d5b8d6a24d4085bcf8bd8b05ce92_noop.jpeg

- Mộc nhĩ ngâm lâu: Mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

- Rau củ mốc: Ăn rau củ bị mốc có thể khiến chúng ta tăng nguy cơ tiếp xúc với aflatoxin. Bên cạnh việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn có thể làm tổn thương trực tiếp tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử.

Triệu chứng sớm của ung thư gan, nếu có cần kiểm tra ngay!

1. Triệu chứng tiêu hóa: Theo nghiên cứu, khoảng 37% bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu có các triệu chứng tương tự bệnh dạ dày, ví dụ như chán ăn, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng trên sau khi ăn, buồn nôn. Khi điều này xảy ra, bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe gan.

2. Thường xuyên bị khô miệng và hơi thở có mùi hôi, cơ thể có mùi hôi.

3. Môi tím tái, dễ tức giận.

4. Mắt vàng và da vàng sẫm.

5. Bàn chân khô, nứt, bong tróc.

6. Sốt lâu không rõ lý do: Bệnh nhân ung thư gan sẽ có biểu hiện vã mồ hôi và sốt, uống thuốc nhưng không đỡ.

7. Cân nặng giảm đột ngột: Đột ngột sụt cân bất thường cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu.

8. Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Nguồn: Toutiao, Sohu

Đậu Đậu

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm