06/11/2015 19:01 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Tiết kiệm chi tiêu là điều cần thiết của mỗi người, mỗi gia đình, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn. Làm thế nào để cân đối các khoản chi, tránh tình trạng ngân sách thâm hụt? Làm sao để tích lũy tiết kiệm và chuẩn bị tài chính cho những kế hoạch dài hạn là băn khoăn của rất nhiều người. Bài toán quản lý chi tiêu trong sinh hoạt tưởng khó nhưng thực ra có thể giải quyết được nếu bạn biết lựa chọn, cân nhắc.
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Bạn có mục tiêu cụ thể cho việc tiết kiệm như 1 năm sau đi du lịch đến nơi bạn mơ ước, 2 năm nữa cho việc du học, 5 năm nữa tổ chức đám cưới hay mua nhà trong 10 năm đến? Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng, hãy liệt kê con số cụ thể trong từng cột mốc cần đạt được để phấn đấu.
Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực quản lý chi tiêu, lập ngân sách tài chính tốt hơn. Bạn sẽ biết được 1 tháng phải tiết kiệm bao nhiêu tiền ăn, tiền điện nước, mua sắm, chi tiêu khác… cũng như dễ dàng đưa ra các quyết định ưu tiên khi mua sắm và đạt được mục tiêu tài chính, nhất là khi ngân sách có giới hạn.
Lập kế hoạch tài chính
“Túi tiền” của bạn luôn đối mặt với một danh sách dài các thứ cần phải chi tiêu. Nếu không quản lý các khoản thu chi kỹ càng và chặt chẽ, bạn sẽ dễ lâm vào cảnh tiền “bốc hơi” mà không biết vì sao. Do đó, dù bận rộn đến mấy, bạn vẫn nên dành 10 phút mỗi ngày để liệt kê, ghi chép, quản lý mọi nguồn thu - chi. Các phần mềm quản lý tài chính cá nhân như Money hay Financial Book - Sổ Thu Chi, Money Lover… có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện được việc này.
Bạn nên liệt kê và cập nhật các khoản chi cố định như: tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống, sinh hoạt phí, chi phí dành cho sức khỏe, học tập… Khi có khoản chi nào ngoài danh mục này, bạn cần cân nhắc và đối ứng với tình hình tài chính của mình để hạn chế “ném tiền qua cửa sổ”.
Cân nhắc khi mua sắm
Cân nhắc khi mua sắm là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để bạn giải quyết bài toán tài chính cá nhân. Đầu tháng, bạn nên liệt kê danh mục những thứ cụ thể cần mua, cân nhắc xem mình thật sự cần mua món đồ đó hay không, có phù hợp với tình hình tài chính hiện tại, để mạnh dạn loại bỏ những thứ không thật sự cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những thời điểm giảm giá “cao điểm” trong năm như các đợt giao mùa: đầu hè, đầu thu, giáng sinh hay sau Tết, theo dõi các chương trình khuyến mãi trên mạng, báo chí... để săn hàng giá tốt. Nếu bạn từng là một tín đồ hàng hiệu thì hãy dần tập từ bỏ thói quen nghiện mua sắm, mua hàng hiệu hoặc chọn mùa “sale” để tiết kiệm chi phí… Chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên với số tiền tiết kiệm được từ những quyết định này.
Chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu
Ngoài những chi phí sinh hoạt cố định, bạn cũng có những nhu cầu riêng phục vụ cho công việc, học tập, giải trí như truyền hình cáp, internet hay truy cập internet di động... Đây là những dịch vụ phổ biến với nhiều sự lựa chọn phong phú do nhiều nhà mạng cung cấp cho người dùng. Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn những gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí.
Với truyền hình cáp, hiện nay các nhà mạng như SCTV, HTVC, VTVC… đều cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi, trong đó miễn phí lắp đặt và gói cước 1 năm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng truyền hình cáp kết hợp internet để tiết kiệm một khoản phí cố định hằng tháng.
Với cước dữ liệu truy cập internet di động, bạn có thể sử dụng những gói cước siêu tiết kiệm như F15, F50 hoặc F90 của Vietnamobile tùy theo nhu cầu sử dụng.
Với 15.000 đồng/tháng (gói F15), bạn có thể truy cập internet không giới hạn dung lượng với tốc độ thường để lướt web, truy cập mạng xã hội. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu giải trí với việc nghe nhạc, xem clip hay các hoạt động tương tác như upload, download…thì gói 3G mới F50 (50.000 đồng/tháng) hay F90 (90.000 đồng/tháng) là sự lựa chọn thông minh bởi bạn có thể truy cập internet tốc độ cao với dung lượng lên đến 800MB hoặc 2.000MB - dung lượng lớn hơn hơn các gói của các nhà mạng khác với chi phí thấp hơn hẳn.
Theo dõi và quản lý “túi tiền” bằng việc chi tiêu hợp lý, chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu là một trong những bí quyết để bạn trở thành “tay hòm chìa khóa” vững chắc trong việc quản lý tài chính cá nhân mình.
P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất