25/05/2016 10:15 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Công chúng Anh đã phản ứng mạnh mẽ sau khi báo giới đưa tin Angelina Jolie, nhà hoạt động, nhà chiến dịch, nhà bác ái đồng thời là siêu sao Hollywood, được trường Đại học Kinh tế London (LSE) mời làm giáo sư thỉnh giảng tại một khóa Thạc sĩ giảng dạy về nữ giới, hòa bình và an ninh.
Và giới trí thức cũng lên tiếng. Có người cho rằng việc lựa chọn một “chiếc loa công cộng nổi tiếng thế giới làm giáo sư thỉnh giảng tại một thiết chế giáo dục quốc tế cho thấy sự sùng bái danh tiếng tiếp tục phát triển”, “một sự nhạo báng đối với những người coi trọng giáo dục”, “điều này hoàn toàn làm giảm giá trị của giới giảng viên”.
Angelina Jolie Pitt
Theo Miles Goslett, cây bút của tờ Heat Street, đây “dường như là một mưu đồ marketing đầy thất vọng. Jolie Pitt từng nghiên cứu kỹ thuật ướp xác với mong muốn trở thành một giám đốc tang lễ, tuy nhiên cô không hoàn thành khóa học đó”.
Một số người còn cho rằng việc bổ nhiệm Jolie chẳng qua là muốn trao cho cô những bằng cấp danh dự, mà thực tế là việc làm đó ngày càng trở nên mất uy tín khi những nhân vật như Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe hay nhân vật hoạt hình nổi tiếng Ếch Kermit đều đã được trao những tấm bằng danh dự.
Với vai trò giáo sư thỉnh giảng, trong các giờ lên lớp của mình, Jolie sẽ giúp các sinh viên hiểu hơn về sự tác động của chiến tranh tới phụ nữ thế giới. Tuy nhiên, Jolie sẽ không thường xuyên có mặt ở giảng đường của trường Đại học Kinh tế London, mà chỉ dạy ít nhất 1 lần/năm.
Thực ra việc mời các nhân vật danh tiếng tham gia giảng dạy trong các trường đại học chẳng có gì mới. Trong những năm 1990, trường Đại học Harvard đã mời nhà làm phim Spike Lee giảng dạy về những nguyên lý làm phim của mình, hay nhà văn viết truyện tội phạm Ian Rankin từng là giáo sư thỉnh giảng cho một khóa viết văn tại trường Đại học Đông Anglia.
Angelina Jolie trong một chuyến thăm người tị nạn ở Lebanon
Cũng giống như Lee và Rankin, Jolie Pitt sẽ nói với các sinh viên về trải nghiệm riêng với vai trò là đặc phái viên về người tị nạn của Liên hiệp quốc, là nhà chiến dịch về quyền của người tị nạn và tại nhiều hội nghị thế giới, cô đã lên án việc coi hành động cưỡng bức phụ nữ là vũ khí chiến tranh.
Cách đây 2 năm, Jolie còn đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh kéo dài 4 ngày ở London, với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo và chuyên gia chính trị thế giới, nhằm góp phần chấm dứt nạn bạo lực tình dục trong chiến tranh.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trường Đại học Kinh tế London mời Jolie là giáo sư thỉnh giảng là bởi quá tôn sùng hình ảnh “tháp ngà” của cô. Thêm nữa, các trường đại học nên loại bỏ hình thức kinh doanh áp dụng lý thuyết chính trị vào thực tế. Cách này vô cùng mờ mịt và không thích hợp.
Tuấn Vĩ
Theo Independent
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất