13/09/2018 11:10 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Hai cơn bão khi gặp nhau có khả năng sẽ hòa làm một, trở thành một siêu bão. Đây được gọi là hiệu ứng Fujiwhara.
Hồi 13 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 440km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13 giờ ngày 13/9, vị trí tâm cơn bão số 5 ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu, cách Móng Cái (Quảng Ninh), khoảng 220km, cách Hải Phòng khoảng 320 về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7,vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp khi đi vào khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh đến Hải Phòng. Đến 13 giờ ngày 14/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh vùng núi trung du Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Trong khi đó, sáng nay, siêu bão MANGKHUT trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ). Siêu bão MANGKHUT sẽ di chuyển hướng về khu vực Bắc Biển Đông trong khoảng 3 ngày tới.
Về lý thuyết cũng như thực tế, hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp cơn bão lớn số 5 và siêu bão MANGKHUT có thể gặp nhau, khi cơn bão số 5 bất ngờ chuyển hướng hoặc tốc độ di chuyển của siêu bão MANGKHUT đột ngột tăng mạnh.
Hiện tượng hai cơn bão lớn gặp nhau được gọi là hiệu ứng Fujiwhara. Hiện tượng này được đặt tên theo nhà khí tượng học người Nhật Sakuhei Fujiwhara. Ông Fujiwhara đã miêu tả hiện tượng này vào năm 1921.
Theo Business Insider, nếu hai cơn bão tới gần nhau trong khoảng cách 900 dặm (1.448 km), chúng có thể bắt đầu di chuyển theo quỹ đạo. Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kích thước của mỗi cơn bão.
Nếu một cơn bão mạnh hơn, cơn bão yếu hơn thường sẽ xoay quanh cơn bão lớn hơn. Nhưng nếu hai cơn bão mạnh như nhau, chúng có xu hướng quay quanh một trung tâm chung giữa hai cơn bão.
Nếu hai cơn bão đi vào khoảng cách 190 dặm (305 km) của nhau, chúng sẽ va chạm hoặc hòa làm một. Sự va chạm có thể biến hai hơn bão nhỏ hơn thành một cơn bão siêu lớn.
Va chạm cũng có thể khiến bão thay đổi hành trình. Điều đó đã từng xảy ra rất nhiều lần, ví dụ như cách đây 1 năm, trong tháng 7/2017 hai cơn bão Hilary và Irwin đã gặp nhau và bão Hilary đã thay đổi hành trình của Irwin từ hướng tây sang hướng bắc.
Thảo Nhi (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất