08/10/2020 21:59 GMT+7 | Bóng đá Anh
(lienminhbng.org) - Nếu Premier League của Anh không thể thống trị châu Âu ở mùa giải này, đấy sẽ là một cú sốc lớn sau khi chứng kiến họ đổ một đống tiền vào thị trường chuyển nhượng hè bởi con số thực chi cao gấp hàng trăm lần nếu so với 4 giải đấu lớn còn lại như La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1.
Họ đã chi tiền như thế nào?
Bất chấp việc Arsenal thành công trong việc giành được bản hợp đồng muộn với Thomas Partey, có một chi tiết hầu như không được giải thích. Đó là một chi tiết đưa đến một câu hỏi lớn hơn nhiều trong kì chuyển nhượng này nói chung bởi nó đã vượt ra ngoài phía Bắc London.
Chính xác thì làm thế nào mà Arsenal có thể chi trả được khoản phí 45 triệu bảng khi mà đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt tài chính của bóng đá thế giới? Theo được hiểu thì những ông chủ sở hữu Arsenal, KSE, đã chấp thuận việc mua cầu thủ theo yêu cầu của Mikel Arteta. Và Stan Kroenke đã đứng ra bảo lãnh hoạt động kinh doanh chuyển nhượng của Arsenal và những thua lỗ vì đại dịch.
Không thể không nghĩ đến số tiền tương đối ít ỏi đó đã cứu được 55 nhân viên dư thừa ở một đội bóng, chưa kể đến mối đe dọa hiện hữu đối với rất nhiều CLB trong nhiều vấn đề khác. Thế rồi là những lời của Daniel Levy vào giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng này.
Vào ngày 31/3, chủ tịch Tottenham đã có nói những điều sau đây. “Khi tôi đọc hoặc nghe những câu chuyện về những vụ chuyển nhượng cầu thủ trong mùa hè như chưa hề có chuyện gì xảy ra, mọi người cần phải tỉnh táo về điều to lớn đang xảy ra xung quanh chúng ta”.
Vậy điều gì đã thực sự xảy ra? Câu trả lời là Tottenham đã có mùa hè tham vọng nhất kể từ năm 2013. Mùa hè năm đó, họ mang về 7 cầu thủ đầy triển vọng, sau thương vụ bán Gareth Bale với giá kỉ lục thế giới là 83,5 triệu bảng. Mùa hè này, họ đã mang về 6 cầu thủ đã thành danh, sau khoản vay 175 triệu bảng của Ngân hàng Trung ương Anh để giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng. Số tiền đó là để trả nhân viên và chi phí vận hành. Sau đó, họ chi tới 15 triệu bảng để đưa Bale trở lại.
Và thống kê cho thấy có tổng cộng 1,27 tỷ bảng được các đội bóng tại Premier League đổ vào thị trường chuyển nhượng trong hè. Mỉa mai ở chỗ, một số CLB trước đó cho rằng đây sẽ không phải là một kì chuyển nhượng bình thường đã thực sự đúng. Một số đội bóng cuối cùng đã chi tiêu nhiều hơn bình thường.
Có một sự khác biệt đáng kinh ngạc giữa thực tế này và một số ngôn ngữ được sử dụng trong vài tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng này, chưa kể đến mối đe dọa hiện hữu đối với phần còn lại của sân cỏ trong bối cảnh người ta đã nói về “gói cứu trợ bóng đá”, cũng như tình hình thế giới. Để so sánh, các giải đấu khác của châu Âu chi ít hơn 2 tỉ bảng.
Giải thích thế nào đây thì điểm mấu chốt vẫn là việc các đội bóng Premier League được cứu nhờ tiền truyền hình và đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến chênh lệch tài chính trong bóng đá.
Vượt trội
Đúng là khó tin trong thời buổi doanh thu trận đấu giảm vì không có khán giả, các CLB trên toàn châu Âu phải thắt lưng buộc bụng thì những bản hợp đồng chốt ngày thị trường đóng cửa của Arsenal và MU với Partey và Alex Telles đã nói lên sức mạnh trong hè của người Anh.
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (Cebr), tổng cộng 1,24 tỉ bảng đã chi đứng thứ 3 trong lịch sử Premier League xét về một kì chuyển nhượng hè và thực chi là 813 triệu bảng. Điều ngạc nhiên là 813 triệu bảng này còn cao hơn 180 triệu bảng so với mùa hè năm 2019, trong khi thực chi của cả 5 giải đấu lớn của châu Âu giảm gần một phần ba từ 1,2 tỉ bảng xuống còn 838 triệu bảng.
Dẫn đầu ở Premier League là Chelsea sau khi họ kí hợp đồng với 7 cầu thủ, trong đó có Timo Werner, Kai Havertz và Ben Chilwell, trong khi Man City củng cố hàng thủ của họ với Nathan Ake và Ruben Dias và MU hoàn thành 5 bản hợp đồng vào ngày chót.
Nhìn ra châu Âu, chỉ có các CLB tại Serie A, với tổng số 686 triệu bảng, đầu tư lớn nhưng số tiền họ bỏ ra chỉ bằng 1/3 so với Premier League và thực chi vỏn vẹn 49 triệu bảng nhờ việc bán cầu thủ.
Còn các đội bóng ở Ligue 1 chi tổng cộng 390 triệu bảng và thực chi 51 triệu bảng, trong khi La Liga và Bundesliga lãi lần lượt là 74 triệu bảng và 1 triệu bảng. “Thực chi đã giảm gần 1/2 trong mùa hè này so với kì chuyển nhượng hè trước đó ở 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu”, chuyên gia kinh tế của Cebr là Sam Miley cho biết. “Mặc dù Premier League có giảm, nhưng so với các nước như Đức và Tây Ban Nha, dường như họ không bị tác động nhiều bởi Covid-19. Một giải thích hợp lí cho sức mạnh chi tiêu lớn đó có lẽ bắt nguồn từ các kênh doanh thu mà các đội bóng phụ thuộc vào. Ở đây, chúng tôi thấy những nguồn doanh thu quan trọng của Premier League đến từ hợp đồng truyền hình và quảng cáo, đồng nghĩa các đội bóng ít phụ thuộc vào doanh thu từ tiền bán vé”.
Như ông Miley khẳng định, đó là khác biệt lớn giữa Premier League và phần còn lại của châu Âu, nơi các hợp đồng tài trợ và truyền hình chiếm rất ít trong doanh thu và tiền bán vé quan trọng hơn. Và khi đại dịch Covid-19 khiến khán giả không thể đến sân, những nguồn thu này giảm đột ngột và đe dọa các đội bóng ở lục địa già.
Chuyển nhượng ở những đội bóng lớn Arsenal: Thomas Partey (Atletico Madrid), Cedric Soares (Southampton), Willian (Chelsea), Gabriel Magalhaes (Lille), Runar Alex Runarsson (Dijon), Dani Ceballos (Real Madrid), Pablo Mari (Arsenal)… Chelsea: Timo Werner (RB Leipzig), Kai Havertz (Bayer Leverkusen), Hakim Ziyech (Ajax), Malang Sarr (Nice), Ben Chilwell (Leicester), Thiago Silva (PSG), Edouard Mendy (Rennes) Liverpool: Thiago (Bayern Munich), Kostas Tsimikas (Olympiacos), Diogo Jota (Wolves) Man City: Ferran Torres (Valencia), Nathan Ake (Bournemouth), Ruben Dias (Benfica), Pablo Moreno (Juventus), Scott Carson (Derby) MU: Edinson Cavani (tự do), Donny van de Beek (Ajax), Alex Telles (Porto), Willy Kambala (Sochaux) Tottenham: Gareth Bale (Real Madrid), Carlos Vinicius (Benfica), Sergio Reguilon (Real Madrid), Pierre-Emile Hojbjerg (Southampton), Joe Hart (Burnley), Matt Doherty (Wolves) |
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất