14/05/2023 20:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Bài toán về con ốc sên đã khiến phụ huynh và giáo viên bất đồng ý kiến.
Khi nói đến toán tiểu học, hầu hết chúng ta đều nghĩ tới các bài toán với những phép cộng trừ nhân chia đơn giản. Mục tiêu của môn Toán tiểu học thường nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản;...
Tuy nhiên không phải bài toán tiểu học nào cũng đơn giản. Từng có những bài toán khiến phụ huynh phải tranh cãi với giáo viên vì đề bài qua lắt léo, bị cho là chưa phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học. Chẳng hạn như bài toán trong câu chuyện dưới đây.
Cách đây một thời gian, ,ột ông bố họ Văn (Trung Quốc) có con trai học lớp 3 đã phải đến gặp mặt và tranh cãi với giáo viên về bài toán của con mình. Cụ thể bài toán nằm trong chương trình học thêm có đề bài như sau:
"Một cây sào tre dài 7m. Một con ốc sên leo từ dưới lên trên, ban ngày nó leo lên 3m, ban đêm xuống 2m, hỏi sau bao nhiêu ngày thì nó leo lên đến đỉnh của cây sào tre?".
Con trai anh Văn đã trả lời là 3 nhưng bị giáo viên gạt đi, đánh dấu sai và viết lời phê như sau: "Con ốc sên leo lên được 3m vào ban ngày, trừ đi 2m mà nó leo xuống. Vậy là nó chỉ có thể leo lên 1m mỗi ngày, vì vậy nó phải mất tổng cộng 7 ngày mới có thể leo lên đến đỉnh cây sào tre".
Tất nhiên, anh Văn không đồng ý với đáp án này và cho rằng 5 ngày mới là đáp án đúng. Bởi vì vào ngày thứ 5 leo lên, sao khi leo được 3m vào ban ngày, con ốc sên đã leo lên đỉnh cây sào tre và không cần phải leo xuống vào ban đêm nữa. Cảm thấy cô giáo đã chấm sai nên anh Văn đã đến lớp gặp, yêu cầu cô giáo giải thích rõ ràng. Tuy nhiên giáo viên không đồng ý với suy nghĩ của phụ huynh. Cô này cho rằng: "Phải trả lời câu hỏi theo logic của các con số. Dù con ốc sên lên đến đỉnh vào ngày thứ năm, nó sẽ ngay lập tức leo xuống chứ không thực sự leo lên đỉnh".
Quá bức xúc và cho rằng cô giáo đang cố tìn bóp méo sự thật, anh Văn đã chia sẻ bài toán lên mạng xã hội để nhờ cộng đồng mạng phân giải. Sau đó, một số phóng viên ở Trung Quốc đã đưa bài toán này cho các giáo viên khác thẩm định và cũng cho ra các kết quả khác nhau. Trong khi một giáo viên tên Tần ở Trùng Khánh nghĩ rằng: "Leo 1m mỗi ngày thì tất nhiên phải là 7 ngày" thì một giáo viên tên Trương Đức Quân lại ủng hộ đáp án 5 ngày của anh Văn.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, không nên đưa những bài toán dễ gây hiểu nhầm như này vào chương trình tiểu học.
Nguồn: Baidu
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất