Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị bệnh mạch vành

27/02/2020 13:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(lienminhbng.org) - Trong 2 ngày 21-22/2, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành can thiệp cho 9 bệnh nhân bệnh mạch vành tắc mạn tính (CTO) và sốc tim/tổn thương hẹp nặng thân chung động mạch vành trái phức tạp. Đây là một kỹ thuật khó thực hiện nhưng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức CLB Bệnh Nhân Sau Thay Van Tim Và Sau Đặt Stent Mạch Vành

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức CLB Bệnh Nhân Sau Thay Van Tim Và Sau Đặt Stent Mạch Vành

Vào lúc 8h30 sáng ngày 29/08/2019, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tổ chức chương trình sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật Thay Van Tim Và Sau Đặt Stent Mạch Vành.

CTO (Chronic Total Occlusion) được định nghĩa là hẹp 100% động mạch vành với dòng chảy TIMI 0 trong hơn 3 tháng (dựa trên chụp động mạch và triệu chứng lâm sàng). Cả 9 trường hợp đều là bệnh nhân lớn tuổi với nhiều bệnh đồng mắc và tổn thương mạch vành phức tạp như: tổn thương tắc mạn tính, tổn thương thân chung mạch, tổn thương nhiều nhánh mạch vành và các bệnh mạch vành phức tạp có nguy cơ cao.

Trong đó, 2 bệnh nhân N.V.L đã 93 tuổi và bệnh nhân N.T.T 62 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc tim/nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên Killip IV (độ nặng nhất), đã can thiệp thì 1 thân chung liên thất trước, còn hẹp hơn 90% nhánh mũ + hẹp 90% RCA1 (động mạch vành phải) + túi phình RCA1/ tăng huyết áp, suy tim giai đoạn C, cushing do thuốc.

Với sự hỗ trợ của chuyên gia Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành điều trị cho 9 bệnh nhân trong ngày 21 và ngày 22/2/2020 bằng phương pháp can thiệp tổn thương tắc mạch vành mạn tính (CTO) và can thiệp tổn thương thân chung phức tạp. 

Ê-kíp đã dùng những dụng cụ chuyên biệt để đi qua các tổn thương mạch vành tắc mạn tính. Trước đây, những tổn thương tắc mạch vành mạn tính được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tim hở (mở lồng ngực). Việc áp dụng thành công can thiệp tổn thương tắc mạch vành mạn tính (CTO) đã mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như không gây đau đớn, không có vết mổ, không phải gây mê, không phải trải qua thời gian hậu phẫu kéo dài, đồng thời ít mất máu. Bệnh nhân chỉ cần phải nằm viện theo dõi 2 ngày sau can thiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh.

Chú thích ảnh
Áp dụng thành công kỹ thuật mới trong điều trị bệnh

Tháng 7/2019, Giáo sư Naoto Inoue - Tổng Giám Đốc Bệnh viện Tokyo Kamata, Giám Đốc Trung tâm Can thiệp Tim mạch Bệnh viện Sendai Kousei và Ths-BS Đặng Duy Phương - Phó khoa Thông tim Can thiệp, Phó phòng Nghiên tứu Khoa học và Chỉ đạo Tuyến viện Tim TP Hồ Chí Minh đã đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để cùng chia sẻ về những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của kỹ thuật can thiệp tắc động mạch vành mạn tính trong điều trị bệnh lý mạch vành CTO. 

Tính đến nay, gần 20 bệnh nhân đã được điều trị thành công nhờ vào phương pháp can thiệp mạch vành tắc mạn tính qua da (CTO). Việc ê-kíp khoa Can thiệp Nội mạch của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long nhận được tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia trong và ngoài nước để thực hiện các thủ thuật mới, phức tạp với các thiết bị chuyên dụng hiện đại không chỉ giúp điều trị nhiều ca bệnh phức tạp mà còn mang đến thêm những lựa chọn tối ưu và an toàn cho người bệnh.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm