06/07/2019 16:11 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Vừa qua, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho 2 trường hợp đặc biệt. Cả 2 bệnh nhân điều bị đau bụng dữ dội sau khi ăn món ăn có cá. Trong đó, một trường hợp bệnh nhân bị xương cá đâm thủng ruột non và trường hợp còn lại bị xương cá đâm thủng thành dạ dày.
Trường hợp thứ nhất là người bệnh N.Q.H.T (sinh năm 1969, ngụ tại Kế Sách, Sóc Trăng). Anh cho biết sau khi ăn lẩu mắm vài giờ thì cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, đau ngày càng tăng và khu trú hố chậu phải, bệnh nhân vào viện để khám lúc 19h53 phút, 16/6/2019. Qua thăm khám lâm sàng và phối hợp với kết quả MSCT cho thấy có dị vật (xương cá) đâm thủng ruột non, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa ra chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật nội soi lấy mảnh xương cá và khâu lổ thủng ruột non cho bệnh nhân.
Trường hợp thứ hai, người bệnh là ông N.T.L (49 tuổi, ngụ tại Long Phú, Sóc Trăng). Tối ngày 18.06.2019, người bệnh nhập viện tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long với cùng tình trạng đau bụng vùng thượng vị. Người bệnh cho biết cùng ngày sau khi ăn cơm với cá điêu hồng, người bệnh bắt đầu đau bụng vùng thượng vị và hố chậu trái, có tiêu phân lỏng, sau khi thăm khám. Bác sĩ khoa cấp cứu tiến hành chụp MSCT bụng cho người bệnh. Kết quả MSCT bụng: Dị vật cản quang khả năng xương cá đâm xuyên thành dạ dày vùng hang vị. Sau đó người bệnh được đưa lên phòng nội soi để lấy dị vật xương cá dài gần 4cm trong dạ dày ra. Sau khi thấy dị vật ra người bệnh giảm đau bụng. Cả hai trường hợp đều đã xuất viện sau thời gian chăm sóc tại bệnh viện.
Theo BS.CKI Huỳnh Văn Út Chót – BS chuyên khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long - mọi người cần cẩn trọng khi ăn cá, nếu không may bị hóc xương hoặc dị vật, đau bụng cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Khi thấy dấu hiệu bị hốc xương cá mọi người nên:
- Ngay lập tức ngưng nuốt, không được cố nuốt vì có thể làm xương đâm sâu hơn. Cần cố gắng nôn ói ra càng sớm càng tốt nhưng tránh móc sâu vào họng.
Khi đã bị hốc xương cá mọi người nên:
- Không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy xương xuống.
- Đối với xương cá nhỏ có thể dùng mẹo sau: nhét tỏi vào lỗ mũi, nếu bị hóc bên trái họng thì nhét nhánh tỏi vài bên phải lỗ mũi cho thông hơi, sau đó bịt lỗ mũi bên trái lại và thở bằng miệng, bạn sẽ bị hắt hơi và nôn ra. Đối với xương cá lớn: không nên dùng bất cứ mẹo nào.
- Ngậm một viên vitamin C, một miếng vỏ cam hoặc một miếng chanh đã lấy hạt có thể khiến miếng xương cá mềm và tan ra. Nếu xương cắm vào những vị trí có thể nhìn thấy được thì có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra.
- Nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh tình trạng diễn ra phức tạp hơn.
PTTT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất