17/01/2021 12:36 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới hôm nay 17/1 được lienminhbng.org liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.
Giá vàng trong nước
Vàng trong nước tăng nhẹ. Hiện giá vàng thế giới thấp hơn giá bán vàng SJC khoảng 5,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước sáng 17/1 được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,42 triệu đồng/lượng (bán ra).
Cùng thời điểm Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng ở mức 56,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,55 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở 55,90 - 56,61 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 999,9 thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ở 54,89 - 55,58 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang giảm khá xa so với mức 1.850 USD/ounce, hiện đang đứng ở 1.829.6 - 1.829.6/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh, tăng nhanh mà giảm cũng rất nhanh trong ngắn hạn, bởi liên tục bị tác động bởi các thông tin có tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực.
Giá vàng tương lai giao tháng 3 trên sàn Comex New York giảm 24,2 USD xuống mức 1.829,1 USD/ounce.
Nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp kích thích sẽ gây ra tình trạng tăng giá trên các thị trường tài sản và với việc Chủ tịch Fed loại bỏ bất kỳ triển vọng tăng lãi suất hoặc giảm chương trình mua trái phiếu sớm, bởi vậy giá vàng sẽ được hỗ trợ. Không có lý do gì để thay đổi lập trường của ngân hàng trung ương khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn cách xa các mục tiêu lạm phát và việc làm. Khi ông Biden đã công bố kế hoạch cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD, ngoài 900 tỷ USD đã được thông qua tháng trước. Giới phân tích cho rằng, gói kích thích mới có thể tạo nền tảng cho số việc làm tăng vọt và thúc đẩy chi tiêu cần thiết để tránh tổn thương dài hạn từ đợt suy thoái do đại dịch.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, thị trường vàng đã chịu nhiều áp lực vào cuối tuần khi việc bán tháo cổ phiếu đã tạo ra một sự hoảng loạn trên thị trường. Chỉ số USD tăng vọt khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với vàng trong ngắn hạn. Thị trường đang phân loại các tác động của kích thích, lo lắng lạm phát và xem xét diễn biến đồng USD Mỹ phục hồi. Bởi vậy, sẽ mất một thời gian trước khi vàng bắt đầu tăng trở lại.
Hội đồng Vàng Thế Giới (WCG) mới đây cũng nhận định, giao dịch sẽ bớt sôi động trong thời gian tới, nhưng về trung và dài hạn, đây vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn bởi rủi ro lạm phát và thâm hụt ngân sách. Các động lực tăng trưởng cho giá vàng như lãi suất duy trì ở mức thấp, nhiều quốc gia bổ sung gói kích thích kinh tế trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn còn.
Vì sao chênh lệch giá vàng lớn?
Việc điều chỉnh giá vàng trong nước quá chậm và tâm lý thận trọng của giới kinh doanh là nguyên nhân khiến chênh lệch với giá vàng thế giới lên mức cao nhất năm 2021.
Chốt phiên giao dịch tuần, tại thị trường trong nước, giá vàng miếng lùi về vùng giá 55,80- 56,40 triệu đồng/lượng trong lúc giá vàng thế giới cũng lao mạnh xuống dưới vùng giá 1.900 USD/ounce và chỉ còn được giao dịch ở mức giá 1.828,6 USD/ounce.
Tuy nhiên tại thị trường trong nước, việc điều chỉnh giảm giá vàng chậm và không theo kịp với tốc độ giảm nhanh của giá vàng thế giới khiến chênh lệch giá giữa hai thị trường bị kéo rộng lên mức lớn nhất tính từ thời điểm đầu năm 2021 đến nay.
Với mức giá hiện nay, giá vàng thế giới quy đổi hiện tương đương mức 51,76 triệu đồng/lượng và theo đó thấp hơn giá vàng miếng SJC bán ra tới 4,7 triệu đồng mỗi lượng.
Việc giá vàng trong nước được điều chỉnh với tốc độ chậm hơn so với giá thế giới khiến khoảng cách chênh lệch giá giữa hai thị trường bị giãn rộng, làm gia tăng rủi ro trên thị trường và đặc biệt với người dân đang có nhu cầu mua vàng ở thời điểm hiện nay.
Việc điều chỉnh giá vàng chậm hơn so với biến động của thị trường thế giới là động thái thường thấy của giới kinh doanh vàng trong nước cho thấy tâm lý thận trọng của giới kinh doanh nhằm tiếp tục theo dõi thêm các diễn biến thị trường.
Thực tế nếu tính từ thời điểm ngày 4/1 khi giá vàng thế giới lập đỉnh 1.942 USD/ounce đến cuối tuần này, giá vàng thế giới mất tới 113,4 USD mỗi ounce, quy đổi tương đương mức giảm tới hơn 3,16 triệu đồng mỗi lượng.
Trong khi giá vàng miếng SJC vào ngày 16/1 vẫn được giao dịch ở mức giá 55,8 - 56,4 triệu đồng/lượng, chỉ giảm 400 - 600 nghìn đồng mỗi lượng so với giá giao dịch cuối ngày 4/1.
Thị trường vàng đang bị "kẹt" giữa kỳ vọng lạm phát và đà tăng của đồng USD
Thị trường vàng trong nước và thế giới vừa trải qua 1 tuần với những phiên tăng giảm đan xen. Theo giới phân tích, kim loại quý đang bị kẹt giữa kỳ vọng lạm phát và đà tăng của đồng USD.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng trong nước tuột khỏi mốc 56 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng tại trường châu Á sụt giảm do đồng USD mạnh lên và lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ vẫn ở mức cao, qua đó làm “lu mờ” sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng.
Tuy nhiên, kim loại quý nhanh chóng phục hồi trên mốc 56 triệu đồng/lượng trong phiên 12/1 khi giá vàng thế giới phục hồi trong bối cảnh chứng khoán giảm do bất ổn chính trị tại Washington và tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới chậm lại.
Trong phiên giao dịch 13/1, giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do đồng USD suy giảm và lợi suất trái phiếu Mỹ hạ. Thêm vào đó, triển vọng về gói kích thích kinh tế lớn hơn từ Chính phủ Mỹ cũng thúc đẩy nhu cầu mua vào vàng như một hàng rào chống lạm phát. Giá vàng trong nước theo đó cũng tăng nhẹ và giao dịch trên mốc 56 triệu đồng/lượng.
Đà tăng của kim loại quý tiếp tục được duy trì trong 2 phiên tiếp theo đó. Sang phiên cuối tuần, giá vàng thế giới giảm hơn 1%, do sự mạnh lên của đồng USD. Cụ thể, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 1.827,90 USD/ounce trong khi giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ giảm 1,2% xuống 1.829,90 USD/ounce. Giá vàng trong nước theo đó quay đầu giảm.
Cuối giờ sáng 16/1, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,8 - 56,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra. Mức giá này giảm 250 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Tính chung cả tuần, giá vàng SJC được các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh tăng khoảng 400 - 500 nghìn đồng/lượng.
Theo số liệu của FactSet, mức giảm trong phiên cuối tuần giao dịch vừa qua đã kéo giá vàng thế giới giảm 0,3% so với tuần trước đó.
Nhà phân tích Suki Cooper, tại Standard Chartered, nhận định đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã kích hoạt các đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Theo nhà phân tích này, thị trường vàng đang bị kẹt giữa hoạt động mua vào trong dài hạn nhờ kỳ vọng lạm phát gia tăng và hoạt động bán ra do đà tăng của đồng USD và lo ngại về sự thu hẹp chương trình nới lỏng tiền tệ.
Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử ở Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch. Ông nhấn mạnh kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh. Đây là kế hoạch kích thích kinh tế đầu tiên của ông Biden.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Jeffrey Halley thuộc OANDA nhận định các biện pháp kích thích sẽ gây ra tình trạng tăng giá trên các thị trường tài sản và với việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell loại bỏ bất kỳ triển vọng tăng lãi suất hoặc giảm chương trình mua trái phiếu sớm, vàng sẽ được hỗ trợ.
Nhà tư vấn Harshal Barot phụ trách khu vực Nam Á thuộc Metals Focus cho hay ngoài những "cơn gió ngược" trong ngắn hạn, nếu đồn đoán lạm phát bắt đầu tăng nhanh, vàng sẽ lại trở nên hấp dẫn. Có khả năng vàng sẽ bứt phá trên mốc 2.000 USD một lần nữa.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất