18/08/2020 08:01 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Giá vàng hôm nay được lienminhbng.org liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá vàng hôm nay 18/8 thế giới tăng dựng đứng, giá vàng trong nước có tăng theo?
Đêm 17/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.982 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.987 USD/ounce.
Giá vàng đêm 17/8 cao hơn khoảng 30,3% (461 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 56,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 450 nghìn đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều 17/8.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 17/8 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 mua vào thêm khoảng 1-1,5 triệu đồng/lượng so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 17/8, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 55,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,70 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 55,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,52 triệu đồng/lượng (bán ra).
Vàng thế giới tăng dựng đứng sau khi giảm mạnh trong nửa cuối tuần trước. Đồng USD và lợi tức trái phiếu Mỹ giảm mạnh là yếu tố chính kéo mặt hàng kim loại quý đi lên.
Đồng bạc xanh giảm trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York cho biết, hoạt động sản xuất tại New Yorrk giảm mạnh trong tháng 8, xuống còn 3,7 điểm, so với mức 17,2 điểm trong tháng 7.
Vàng tăng giá trở lại còn do giới đầu tư đánh cược theo tín hiệu từ nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Tỷ phú giàu thứ 4 thế giới bất ngờ quyết định đầu tư vào vàng sau một thời gian dài chỉ trích mặt hàng này là loại hàng hóa không tạo ra giá trị.
Ông chủ của Tập đoàn Berkshire Hathaway đã chi 563 triệu USD mua vào gần 21 triệu cổ phiếu của Barrick Gold. Đây từng là công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới. Ông Buffett đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu của Wells Fargo và JPMorgan Chase, những ngân hàng vốn là xương sống của nền kinh tế Mỹ.
Trong tuần trước, vàng đã chứng kiến một đợt giảm mạnh, mất khoảng 100 USD, từ đỉnh cao trên 2.000 USD/ounce.
Vàng được dự báo vẫn đang ở trong một xu hướng tăng dài hạn do thế giới đối mặt với nhiều bất ổn, trong đó có đại dịch Covid-19. Triển vọng nền kinh tế thế giới vẫn khá mờ mịt. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng lo ngại về một cuộc khủng hoảng tiếp theo, được cho là hậu quả của đợt in và bơm tiền chưa từng có của hầu hết các quốc gia trên thế giới (để chống lại tác động của Covid-19).
Các khảo sát đều cho thấy, vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.
Một số chuyên gia cho rằng, vàng có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại mới ngay sau khi Chính phủ Mỹ đạt được đồng thuận về một gói kích thích đáng kể. Những biến động xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng sẽ khiến nhà đầu tư phải tìm tới vàng.
Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Giới chức Malaysia vừa cho biết, nước này phát hiện một biến thể của virus corona có khả năng lây lan nhanh hơn 10 lần so với chủng được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Chỉ số Nasdaq tiếp tục ghi kỷ lục phiên 17/8
Trong phiên giao dịch 17/8, chỉ số công nghệ Nasdaq tăng kỷ lục nhờ đà đi lên mạnh mẽ của các mã cổ phiếu công nghệ, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones lại đi xuống.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1% lên mức cao mới 11.129,73 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến 0,3%, lên 3.381,99 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%, xuống 27.844,91 điểm.
Chỉ số Nasdaq đã ghi nhận hơn 30 lần tăng cao kỷ lục trong năm nay, trong đó có nhiều lần lập kỷ lục sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, làm hàng triệu người chuyển sang làm việc từ nhà và điều này thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ như hội nghị trực tuyến, trò chơi điện tử và xem phim trực tuyến.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ và số liệu nhà ở tích cực là những yếu tố khác hỗ trợ thị trường chứng khoán trong phiên 17/8 bởi lãi suất thấp đã thúc đẩy các nhà xây dựng tăng cường đầu tư.
Trong môi trường lãi suất thấp, nhiều chuyên gia của Goldman Sachs đã nâng dự báo chỉ số S&P 500 từ mức 3.000 điểm lên 3.600 điểm vào cuối năm nay.
Các nhà đầu tư phần lớn bỏ qua yếu tố kinh tế tăng trưởng chậm lại do Washington chưa thể thông qua gói hỗ trợ tài chính mới để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch.
Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực vẫn chịu áp lực trong phiên giao dịch này, với nhiều cổ phiếu ngân hàng sụt giảm như JPMorgan Chase và Citigroup giảm hơn 2%, trong khi cổ phiếu của các hãng hàng không Delta Air Lines, American Airlines và các hãng hàng không khác giảm từ 3% đến 5,3%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/8, VN - Index giảm 0,59 điểm (0,07%) xuống 850,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 237,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.850,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 57 mã đứng giá và 233 mã giảm giá.
Tuy nhiên, HNX - Index tăng nhẹ 0,98 điểm (0,84%) lên 117,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 52,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 620 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 64 mã giảm giá.
Giá vàng đảo chiều tăng trên mốc 56 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước chiều 17/8 đảo chiều vượt mốc 56 triệu đồng/lượng.
Lúc 16 giờ 30 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,1 - 56,77 triệu đồng/lượng. Mức giá này so với thời điểm mở cửa sáng nay tăng 1,15 triệu đồng/lượng cả ở chiều mua vào và bán ra.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh tăng so với thời điểm mở cửa sáng nay, ở mức 55,2 - 56,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăn 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trên thị trường châu Á, giá vàng tăng trong phiên giao dịch 17/8 giữa bối cảnh đồng USD yếu đi.
Vào lúc 13 giờ 36 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.949,09 USD/ounce. Trong tuần trước, giá vàng giảm 4,5% - mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020 khi các nhà đầu tư tái đánh giá vị thế của vàng sau khi giá kim loại quý rời khỏi mức cao “đỉnh” 2.072,5 USD/ounce thiết lập vào phiên 7/8. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn phiên này tăng 0,5% lên 1.958,9 USD/ounce.
Chiến lược gia về tiền tệ Ilya Spivak thuộc DailyFx cho biết dường như các nhà đầu tư vàng đang không sẵn sàng cho việc bán tháo khi mà họ đang chờ đợi biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đồng thời dõi theo diễn tiến các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Mỹ.
Các nhà đầu tư “thở phào nhẹ nhõm” trước thông tin Mỹ và Trung Quốc hoãn việc đánh giá Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa hai nước. Thông tin này làm đồng USD yếu đi, làm tăng sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 28,4%.
Bảng giá vàng SJC hôm nay tại các hệ thống lúc 11h45 ngày 17/8/2020
Sáng nay, giá vàng SJC biến động trái chiều sau tuần lao dốc trước đó, giá vàng SJC cao nhất trên cả nước hiện nay là 55,9 triệu đồng/lượng có mặt tại Mi Hồng và Bảo Tín Minh Châu.
Trong đó, toàn bộ các hệ thống vàng trên cả nước giảm từ 80.000 - 600.000 đồng/lượng. Mức điều chỉnh nhỏ nhất có mặt tại Bảo Tín Minh Châu và lớn nhất có mặt tại hệ thống PNJ.
Riêng Mi Hồng tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua vào, không đổi giá ở chiều bán ra.
Giá bán ra thấp nhất có mặt tại Doji chi nhánh TP HCM và hệ thống PNJ với 54 triệu đồng/lượng, cùng giảm 300.000 đồng/lượng trước đó.
Bảng giá vàng 24K hôm nay tại các hệ thống lúc 11h45 ngày 17/8/2020
Theo đà giảm , giá vàng 24K giảm nhiều nhất 200.000 đồng/lượng trong hôm nay. Riêng PNJ điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Cụ thể, Doji giảm 100.000 đồng/lượng ở hai chiều mua vào - bán ra ở cả hai chi nhánh. Cùng mức giảm chiều mua vào nhưng Mi Hồng lại giảm tận 200.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Mức giá bán ra thấp nhất hôm nay là 51,9 triệu đồng có mặt tại Mi Hồng, chênh lệch 1 đồng/lượng so với giá trần mua vào.
Chứng khoán châu Á biến động trước số liệu kinh tế ảm đạm của Nhật Bản, giá vàng và dầu mỏ diễn biến trái chiều
Các thị trường chứng khoán châu Á đã ghi nhận diễn biến trái chiều vào đầu phiên giao dịch ngày 17/8, sau khi Nhật Bản công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trong quý II/2020 đã giảm mạnh nhất kể từ năm 1980, đồng thời cuộc thảo luận trực tuyến xem xét lại thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến diễn ra ngày 15/8 đã bị hoãn.
Theo đó, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,33% (tương đương 76,98 điểm), xuống còn 23.212,38 điểm, sau khi số liệu thống kê của Nhật Bản cho thấy kinh tế nước này trong quý II/2020 giảm 27,8% so với quý trước đó. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý II/1980. Theo Okasan Online Securities, số liệu trên sát với dự báo của giới đầu tư nên thị trường chứng khoán Tokyo chỉ biến động nhẹ.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,12% (29,27 điểm) lên 25.212,28 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,41% (13,80 điểm) lên 3.373,90 điểm.
Trước đó, các nguồn thạo tin cho hay cuộc thảo luận trực tuyến xem xét lại thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa Mỹ và Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào ngày 15/8, đã bị hoãn do bất đồng về lịch trình giữa hai bên và Trung Quốc cần có thêm thời gian để mua hàng hóa từ Mỹ.
Các nhà phân tích của NatWest Markets dự đoán các nhà đầu tư, môi giới trên các thị trường chứng khoán tại châu Á đang tìm kiếm thông tin chi tiết và thời điểm chính xác mà Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ hoàn thành Đánh giá Chính sách Tiền tệ cũng như có sự thay đổi về định hướng thị trường tiền tệ.
Trong khi đó, thị trường vàng và dầu mỏ cùng ngày có phiên giao dịch trái chiều. Cụ thể, giá vàng châu Á tiếp tục đà sụt giảm, sau một tuần giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 5 tháng qua, trong bối cảnh giới đầu tư quay trở lại các tài sản rủi ro. Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.934,91 USD/ounce, sau khi ghi nhận mức giảm 4,5% trong tuần trước, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Giá vàng kỳ hạn giao tại Mỹ cũng giảm 0,3% xuống 1.943,50 USD/ounce.
Trên thị trường dầu mỏ châu Á, giá dầu đã tăng trong phiên giao dịch sáng cùng ngày. trong bối cảnh thông tin về kế hoạch của Trung Quốc mua số lượng lớn dầu thô của Mỹ trong hai tháng 8-9/2020 đã lấn át những quan ngại về sự hồi phục của nhu cầu dầu đang chững lại. Giá dầu Brent tại thị trường châu Á đã tăng 21 xu Mỹ (tương đương 0,5%) lên 45,01 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại châu Á tăng 27 xu Mỹ (0,6%) lên 42,28 USD/thùng.
Các công ty dầu mỏ quốc doanh của Trung Quốc đã ký hợp đồng thuê các tàu chở dầu để vận chuyển ít nhất 20 triệu thùng dầu thô của Mỹ trong hai tháng 8-9/2020. Động thái trên diễn ra khi Trung Quốc đã tăng cường mua năng lượng và nông sản của Mỹ trước khi Washington và Bắc Kinh tiến hành đợt đánh giá về thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa hai nước.
Nhập khẩu dầu thô kỷ lục từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - và việc nới lỏng các hạn chế, vốn được áp dụng nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, đã hỗ trợ giá dầu, cho dù các đợt bùng phát mới của dịch bệnh tại một số quốc gia được dự đoán sẽ tiếp tục làm suy yếu nhu cầu dầu của các nước.
Theo ước tính của ANZ, nhu cầu dầu thế giới trong 4 tháng qua đã tăng 8 triệu thùng/ngày lên 88 triệu thùng/ngày, song vẫn thấp hơn 13 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm các thông tin về triển vọng nguồn cung dầu trong tương lai từ cuộc họp về chính sách tiền tệ trong tuần này của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+. Cuộc họp này đã được lùi lại tới ngày 19/8, muộn hơn 1 ngày so với kế hoạch ban đầu.
Giá vàng trong nước giảm 580 nghìn đồng/lượng
Giá vàng trong nước sáng 17/8 giảm 580 nghìn so với chốt phiên cuối tuần qua.
Mở cửa sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,95 - 55,62 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên cuối tuần qua, mức giá giảm 230 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 580 nghìn đồng/lượng ở chiều bán.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm 600 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 300 nghìn đồng/lượng ở chiều bán so với chốt phiên cuối tuần qua, niêm yết ở mức 54,2 - 56 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Thị trường vàng trong nước và thế giới vừa trải qua một tuần trượt giá mạnh. Tính chung cả tuần qua, các doanh nghiệp vàng đã điều chỉnh giá vàng SJC giảm khoảng 4 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã dứt chuỗi chín tuần tăng liên tiếp và giảm 4,5% tính chung trong tuần qua.
Mặc dù vậy, giới phân tích vẫ cho rằng thị trường sẽ tiếp tục theo dõi khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai tại châu Âu và châu Á, cũng như chính sách lãi suất vì vàng sẽ được hưởng lợi nếu lãi suất ở mức thấp.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng sẽ theo sát các cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế tại Mỹ cùng mức nợ có thể mang đến cho nền kinh tế này.
Giá vàng châu Á tiếp tục đà giảm phiên đầu tuần
Trong phiên giao dịch sáng 17/8, giá vàng châu Á tiếp tục đà sụt giảm, sau một tuần giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 5 tháng qua trong tuần trước, giữa bối cảnh giới đầu tư quay trở lại các tài sản rủi ro, trong khi mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung có dấu hiệu cải thiện.
Vào lúc 7 giờ 36 phút sáng (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.934,91 USD/ounce, sau khi ghi nhận mức giảm 4,5% trong tuần trước, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Giá vàng kỳ hạn giao tại Mỹ cũng giảm 0,3% xuống 1.943,50 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đã khiến đồng USD mạnh trở lại sau nhiều tuần sụt giảm. Đồng bạc xanh mạnh khiến vàng rẻ hơn đối với người nắm giữ các loại tiền khác. Trong khi đó, quan hệ thương mại Mỹ-Trung có dấu hiệu cải thiện khi Trung Quốc tăng cường mua dầu của Mỹ vào thứ Sáu tuần trước (14/8).
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ giảm 0,30% xuống 1.248,29 tấn vào ngày 14/8.
Ai đủ sức đi đường dài với giá vàng
Giá vàng sẽ tăng gấp đôi thậm chí hơn nữa so với mức gần 2.000 USD/ounce thời điểm hiện nay là nhận định của các chuyên gia tài chính thế giới.
Ðiều này có nghĩa, giá vàng có thể tăng lên 4.000 USD/ounce hoặc hơn nữa. Global Investors đánh giá, việc chinh phục mốc 4.000 USD/ounce là dễ dàng, thậm chí một quỹ đầu tư lớn “mạnh dạn” đặt mục tiêu hơn 10.000 USD/ounce cho giá vàng năm 2030 hay gần hơn.
Thực tế, đà tăng vượt trội của giá vàng kể từ đầu năm tới nay không phải chưa từng có tiền lệ. Trong giai đoạn 2008 - 2011, giá vàng đã tăng gấp đôi khi nhà đầu tư cần nơi trú ẩn trước rủi ro nền kinh tế không thể gắng gượng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và viễn cảnh lạm phát kèm suy thoái ám ảnh tâm trí.
Năm 2020, một lần nữa, giá vàng bùng nổ trước chất xúc tác Covid, tạo nên môi trường “ưu ái” cho loại tài sản trú ẩn này: Nền kinh tế đình trệ vì đại dịch chưa được kiểm soát, các ngân hàng trung ương mạnh tay bơm tiền như phương thuốc cứu chữa, đồng USD suy yếu, lãi suất ở mức gần 0, thậm chí âm…
Tương lai là rộng mở với giá vàng, nhưng con đường trước mắt sẽ rất gập ghềnh. Thực tế, sau khi đạt đỉnh lịch sử 2.075 USD/ounce ngày 7/8, tăng 42% so với đáy tháng 3/2020, giá vàng đã điều chỉnh về dưới 1.900 USD/ounce.
Sau khi vượt qua ngưỡng cản 2.000 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử, ngưỡng kháng cự tiếp theo của giá vàng là 2.500 USD/ounce. Vì thế, nhiều nhà đầu tư tin rằng, đợt điều chỉnh hiện tại là cơ hội để mua vào, khi mà giá vàng được dự báo sẽ còn leo dốc.
Tại thị trường trong nước, nhà đầu tư vừa trải qua quãng thời gian xoay sở "điên cuồng" khi giá vàng loạn nhịp, đảo chiều liên tục. Cụ thể, sau khi gần chạm mức đỉnh cao lịch sử 63 triệu đồng/lượng, giá vàng liên tục hạ, thậm chí có thời điểm giảm về 52,48 triệu đồng/lượng, tức giảm hơn 9 triệu đồng/lượng.
Chỉ trong vài ngày, vàng khiến câu chuyện “kẻ khóc, người cười” khi người vui mừng vì “mua đúng đáy, bán đúng đỉnh” kẻ đau đớn “đứt tay khi bắt dao rơi”.
Thực tế trên phần nào cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường vàng và ai đủ sức đi đường dài mới có thể khẳng định mình "chắc ăn" với vàng.
Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 17/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.214 VND/USD, tăng 2 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.910 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.518 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD và Nhân dân tệ (NDT) giữ ổn định.
Lúc 8 giờ 15 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá USD cũng giữ nguyên niêm yết so với cuối tuần qua, ở mức 23.090 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.292 - 3.385 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở chiều mua và giữ nguyên giá chiều bán so với cuối tuần qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh tiếp tục giữ nguyên ở mức 23.068 - 23.268 VND/USD (mua vào - bán ra) so với cuối tuần qua.
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.275 - 3.405 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 2 đồng ở chiều mua và 3 đồng ở chiều bán so với cuối tuần qua.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều vào đầu phiên sáng 17/8
Các thị trường chứng khoán ở châu Á diễn biến trái chiều vào đầu phiên sáng 17/8, sau khi Nhật Bản công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trong quý II/2020 đã giảm mạnh nhất kể từ năm 1980 và cuộc thảo luận trực tuyến xem xét lại thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến diễn ra ngày 15/8 đã bị trì hoãn.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,33% (76,98 điểm), xuống còn 23.212,38 điểm, sau khi số liệu thống kê của Nhật Bản cho thấy kinh tế nước này giảm 7,8% trong quý II/2020. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1980. Theo Okasan Online Securities, số liệu trên sát với dự báo của giới đầu tư nên thị trường chứng khoán Tokyo chỉ biến động nhẹ.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,12% (29,27 điểm) lên 25.212,28 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,41% (13,80 điểm) lên 3.373,90 điểm.
Trước đó, các nguồn thạo tin cho hay cuộc thảo luận trực tuyến xem xét lại thỏa thuận thương mại “Giai đoạn một” giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 15/8 đã bị trì hoãn do vấn đề xung đột lịch trình giữa hai bên, và Trung Quốc cần có thêm thời gian để mua hàng hóa từ Mỹ.
Trong khi đó, các nhà phân tích của NatWest Markets dự đoán các nhà đầu tư, môi giới … trên các thị trường chứng khoán tại châu Á đang tìm kiếm thông tin chi tiết và thời điểm chính xác mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hoàn thành Đánh giá Chính sách Tiền tệ cũng như bất kỳ thay đổi nào về định hướng thị trường tiền tệ.
Còn tại Việt Nam, vào lúc mở cửa ngày giao dịch 17/8, chỉ số HNX-Index tăng 0,34% (0,39 điểm) lên 116,63 và VN-Index giảm 0,18% (1,51 điểm) xuống 849,23 điểm.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất