Giá vàng hôm nay 31/7 có lên mốc cao kỷ lục?

31/07/2020 21:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(lienminhbng.org) - Giá vàng hôm nay, lienminhbng.org cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.

Giá vàng hôm nay: Tuần này giá vàng vươn tới mốc 2.000 USD/ounce rồi ổ định?

Giá vàng hôm nay: Tuần này giá vàng vươn tới mốc 2.000 USD/ounce rồi ổ định?

Giá vàng tuần 3-9/8 theo khảo sát của Kitco News cho thấy phần lớn chuyên gia và nhà đầu tư vẫn kỳ vọng kim loại quý sẽ có tuần tăng thứ 9 liên tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ giá tăng đã giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng. Trước đó, kỳ vọng tăng giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 7.

Giá vàng châu Á ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong tám năm rưỡi

Giá vàng tại thị trường châu Á đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Bảy, ghi nhận tháng tăng tốt nhất kể từ tám năm rưỡi qua. Đồng USD tiếp tục giảm sâu sau khi nền kinh tế Mỹ xuất hiện thêm các số liệu ảm đạm, càng làm dấy lên nghi ngại về triển vọng phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19, qua đó đẩy giới đầu tư tới các tài sản an toàn như vàng.

Tại Việt Nam, cuối giờ chiều 31/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 56,68- 58,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 31/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 31/7, giá vàng trong nước, giá vàng cập nhật

Chiều phiên giao dịch ngày 31/7, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,8%, lên 1.975,44 USD/ounce, sau khi vừa dứt chuỗi tăng chín phiên liên tiếp vào ngày 30/7. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn cũng tiến 1,5%, lên 1.970,70 USD/ounce.

Phiên này, chỉ số đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai năm và vừa trải qua tháng giao dịch tồi tệ nhất trong một thập kỷ, qua đó khiến giá các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này như vàng trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ đồng tiền khác.

Chính phủ Mỹ ngày 30/7 công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong quý II/2020 đã giảm 33%, ghi dấu số liệu kém nhất kể từ năm 1947, chủ yếu do chi tiêu tiêu dùng - chiếm tới 70% nền kinh tế Mỹ - giảm 34%.  Trong khi đó, theo Bộ Lao động Mỹ, số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở nước này trong tuần qua đã lên tới 1,43 triệu người, tuần thứ 19 liên tiếp ghi nhận số liệu này ở trên mức 1 triệu, cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.

Theo giới phân tích, diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19, căng thẳng địa chính trị leo thang và đà lao dốc của đồng USD có thể đưa giá vàng lên ngưỡng 2.000 USD/ounce. Giá kim loại quý này đã tăng gần 11% kể từ đầu tháng này, ghi dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2012 và xác lập mức cao nhất từ trước tới nay là 1.980,57 USD/ounce vào phiên 28/7.

Đà tăng này giúp cho mức tăng của giá vàng tính từ đầu năm nay lên gần 30%, do tác động của đại dịch khiến nhu cầu đầu tư mạo hiểm giảm mạnh, tỷ lệ lãi suất trên toàn cầu ở mức thấp và các ngân hàng trung ương đua nhau đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn nhằm ứng phó với dịch COVID-19.

Giá vàng trong nước vẫn “neo” ở mức gần 58 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 31/7 tăng 380.000 đồng/lượng và vẫn giữ ở mức cao, gần 58 triệu đồng/lượng.

Lúc 9 giờ 7 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 56,6 - 57,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với chốt phiên hôm qua, mức giá này tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh tăng 220.000 đồng/lượng ở chiều mua và 380.000 đồng/lượng ở chiều bán so với giá đóng cửa phiên hôm qua, niêm yết ở mức 56,42 - 57,58 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn tại Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 56,4 - 57,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối giá chốt phiên hôm qua, mức giá này không đổi ở chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 31/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 31/7, giá vàng trong nước, giá vàng cập nhật

Giá vàng thế giới giảm nhẹ trong ngày giao dịch 30/7 giữa bối cảnh giới đầu tư bán ra chốt lời sau 9 phiên tăng giá liên tiếp của kim loại quý này.

Vào lúc 1 giờ 31 phút sáng 31/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay thế giới giảm 0,9% xuống còn 1.952,30 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,6% xuống còn 1.942,30 USD/ounce.

Theo chiến lược gia về hàng hóa Daniel Ghali của TD Securities, các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân đang tăng cường bán vàng để chốt lời.

Trước đó, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.980,57 USD/ ounce trong ngày 28/7, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong khi cam kết sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ phục hồi sau giai đoạn suy thoái do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Giá vàng thường hưởng lợi khi lãi suất thấp và đã tăng hơn 28% kể từ đầu năm 2020 đến nay nhờ nhu cầu đầu tư tăng mạnh.

Theo nhà phân tích kỳ cựu Jim Wyckoff của Kitco Metals, thị trường vàng sẽ trải qua một đợt điều chỉnh giá trong ngắn hạn, song về trung hạn và dài hạn thì giá kim loại quý này vẫn có xu hướng đi lên.

Trong khi đó, việc Mỹ công bố số liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã giảm 33% trong quý II/2020, số liệu kém nhất kể từ năm 1947, và Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến việc lùi thời gian tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020 đã dẫn tới tình trạng bán ra mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ và làm giảm lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ.

Theo ông Phillip Streible, trưởng chiến lược gia thị trường của Blue Line Futures tại Chicago, các nhà đầu tư đang rất quan ngại trước các thông tin trên và tìm cách rút vốn khỏi thị trường chứng khoán của Mỹ, từ đó tác động tới giá vàng.

Tỷ giá trung tâm tăng 1 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 31/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.213 VND/USD, tăng 1 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.909 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.516 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động trái chiều.

Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cùng thời điểm hôm qua.

Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.090 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), cũng không đổi so với cùng thời điểm hôm qua.

Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.261 - 3.354 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 4 đồng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với cùng thời điểm hôm qua.

Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh tăng 1 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm hôm qua, niêm yết ở mức 23.068 - 23.268 VND/USD (mua vào - bán ra).

Còn giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.248 - 3.379 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 4 đồng ở chiều mua và 3 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm hôm qua.

Nhà đầu tư vẫn hướng về vàng

Thị trường vàng thế giới những ngày qua liên tục xác lập những mức cao mới và bỏ lại phía sau "đỉnh" lịch sử hồi tháng 9/2011, thời kỳ giới đầu tư đổ xô vào vàng theo sau những đợt bơm tiền khổng lồ để vực dậy kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Giá vàng đã tăng phi mã trong 8 phiên liền từ ngưỡng 1.800 USD/ounce lên ngưỡng 1.900 USD/ounce và tới phiên 28/7 "đỉnh" mới 1.980,57 USD/ounce đã được xác lập.

Sau vài phiên hạ nhiệt tới chiều 31/7 giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.975,44 USD/ounce và ngưỡng 2.000 USD/ounce không còn xa.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 31/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 31/7, giá vàng trong nước, giá vàng cập nhật

Đây không phải lần đầu tiên thị trường vàng biến động mạnh sau những động thái của các ngân hàng trung ương. Trong giai đoạn tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mua 2.300 tỷ USD nợ và duy trì môi trường lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng. Diễn biến này đã đẩy giá vàng lên kỷ lục của tháng 9/2011 là 1.921,17 USD/ounce.

Được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn, vàng đã trở thành lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư trên khắp thế giới. Nhà đầu tư lo ngại chính phủ các nước tiếp tục thực hiện biện pháp phong toả nhằm ngăn ngừa sự lây lan mạnh của COVID-19, các nước sẽ đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có và các ngân hàng trung ương sẽ quyết định in tiền nhanh hơn để tài trợ cho những khoản chi tiêu này. 

Ngoài ra, xu hướng sụt giảm xuống mức âm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đi kèm với việc đồng USD giảm sâu so với đồng euro và đồng yen và căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, cũng là những nguyên nhân khiến giới đầu tư đua nhau tìm đến vàng.

Chuyên gia Michael Matousek từ U.S. Global Investors nhận định không có lý do gì để các nhà đầu tư không nắm giữ vàng khi thâm hụt ngân sách cao và lãi suất thấp. Chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập Mobius Capital Partners, nói thêm: "Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng gần bằng 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư".

Theo số liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, trong số 10 nước có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới, Mỹ đứng đầu bảng với 8.133,5 tấn, chiếm 78,9% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ vàng của Mỹ gần bằng tổng dự trữ của Đức, Italy (I-ta-li-a) và Pháp cộng lại. Tính đến tháng 7/2020, các nước dự trữ khoảng 34.900 tấn vàng. Số vàng này được dùng để ổn định đồng nội tệ trước nguy cơ lạm phát phi mã, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng lớn như hiện tại.

Hồi tháng Tư, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo về giá vàng trong 18 tháng sau đó lên ngưỡng 3.000 USD/ounce. Lý do là "khi GDP giảm mạnh, chi tiêu tài khóa tăng và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương phình ra gấp đôi, tiền tệ các nước sẽ chịu sức ép. Nhà đầu tư vì thế sẽ hướng tới vàng". Ngoài ra, dòng tiền lớn đổ vào vàng cùng với các chính sách cung tiền lớn chưa từng có là lực đẩy cho đà tăng của vàng trong thời gian tới.

Chứng khoán châu Á đi xuống do số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan 

Chứng khoán châu Á có chiều hướng đi xuống trong phiên giao dịch cuối tháng 7/2020 khi đồng USD nối dài đà giảm giữa bối cảnh Mỹ công bố loạt số liệu kém khả quan cho thấy nền kinh tế này đang trải qua một quý tệ nhất do bị tác động bởi dịch COVID-19.

Khép phiên 31/7, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,8% xuống 21.710 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 0,5% xuống đóng phiên ở 24.595,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.310,01 điểm.

Chứng khoán Sydney phiên này giảm 2,1% trong khi thị trường Seoul, Mumbai, Bangkok và Đài Bắc đồng loạt đỏ sàn.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 31/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 31/7, giá vàng trong nước, giá vàng cập nhật

Washington mới đây công bố số liệu làm gia tăng lo ngại trong giới đầu tư về tác động kinh tế dài hạn bắt nguồn từ dịch COVID-19. Theo số liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố, nền kinh tế nước này giảm 32,9% trong quý II/2020 giữa bối cảnh các doanh nghiệp phải đóng cửa để phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19. Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ giai đoạn sau Thế Chiến II.

Số liệu trong một báo cáo khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã tăng tuần thứ hai liên tiếp, tăng thêm 1,43 triệu đơn trong tuần trước.

Khép phiên này, tại thị trường trong nước, chỉ số VN-Index giảm 0,34%% xuống 798,39 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 0,55% xuống 107,51 điểm.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm