Giá vàng tiếp tục vượt mốc cách xa giá vàng thế giới

08/08/2020 20:48 GMT+7 | Bạn cần biết

(lienminhbng.org) - Giá vàng hôm nay được lienminhbng.org liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.

Giá vàng hôm nay 11/8: Tiếp tục rớt giá hay leo lên mức kỷ lục cũ

Giá vàng hôm nay 11/8: Tiếp tục rớt giá hay leo lên mức kỷ lục cũ

Giá vàng hôm nay Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn niêm yết giá vàng ở mức 56,65 triệu đồng/lượng mua vào – 58,28 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 1.310.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, giảm 1.640.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch sáng cùng ngày.

Giá vàng trong nước cập nhật mới nhất

Ghi nhận lúc 6h30 sáng ngày 8/8, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 60,75 – 62,42 triệu đồng một lượng, cao hơn gần 5 triệu quy đổi theo tỷ giá so với mức kỷ lục 2.055 USD/ounce của giá vàng thế giới.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 59,80 triệu đồng/lượng mua vào và 61,90 triệu đồng/lượng bán ra.

Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC cho giao dịch mua vào - bán ra ở mức 60,40 - 61,85 triệu đồng/lượng.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng 8/8, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, Gia vang, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 8/8

Nhận định chứng khoán tuần từ 10 -14/8: Dư địa tăng của thị trường có thể không còn nhiều

Tuần qua (từ 3 - 7/8), thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp việc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và giá vàng liên tiếp phá kỷ lục. Dù còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực về dịch COVID-19, giới chuyên gia tại các công ty chứng khoán vẫn cho rằng nhịp hồi phục vẫn tiếp tục, nhưng dư địa tăng của thị trường không còn nhiều.

Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, VN - Index vẫn giữ được nhịp tăng điểm dù gặp áp lực điều chỉnh. Điều này cho thấy, động lực tăng của thị trường đang khá tốt và dự kiến sẽ bước vào vùng "tranh chấp" từ 850-880 điểm trong tuần giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, yếu tố phân hóa trên thị trường vẫn đang được duy trì. Do vậy, nhà đầu tư vẫn có thể lựa chọn các cổ phiếu đã có giai đoạn tích lũy và tín hiệu kỹ thuật tốt để giải ngân.

Thực tế, thị trường Chứng khoán Việt Nam khép lại 1 tuần tăng trọn vẹn và lọt Top các thị trường có mức tăng tốt nhất trên thế giới tổng tuần vừa qua. Kể từ khi thị trường chạm đáy ngày 27/7 cho tới nay, chỉ số VN - Index đã tăng tới 7/10 phiên, mức tăng 5 phiên liên tiếp trong tuần vừa qua giúp thị trường lấy lại toàn bộ thành quả đã mất kể từ phiên giảm đầu tiên ngày 24/7 (tính theo giá đóng cửa), các nhà phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS cho biết.

Theo MBS, về kỹ thuật, các chỉ báo kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho nhịp phục hồi.  Các nhịp chốt lời sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên ở tuần sau khi lượng hàng T+ đang ở trạng thái lãi ngắn hạn. Ngưỡng cản của thị trường có thể ở vùng 854 - 857 điểm, các nhịp điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục.

Trong khi đó, ông Trần Xuân Bách, phụ trách mảng phân tích thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC cho rằng, trong tuần tới, thị trường sẽ rơi vào giai đoạn tương đối thiếu vắng về mặt thông tin. Do đó, diễn biến thị trường có thể sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng lẻ của các doanh nghiệp niêm yết. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang quen dần với những thông tin về dịch COVID - 19, tuy nhiên các diễn biến mới về dịch COVID-19 vẫn sẽ là yếu tố có thể tạo rủi ro đối với thị trường.

Ông Bách dự báo chỉ số VN - Index có thể điều chỉnh nhẹ trong một vài phiên đầu tuần tới trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 852-858 điểm trong ngắn hạn.

Thực tế, tuần qua thị trường có sự hồi phục mạnh về mặt điểm số nhưng thanh khoản lại sụt giảm.

Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch (từ 3 -7/8), VN - Index tăng 43,07 điểm (5,4%) lên 841,46 điểm; HNX - Index tăng 5,268 điểm (4,9%) lên 112,78 điểm. Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 4.800 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Theo đó, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 7,1% xuống 21.784 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 9,8% xuống 1.375 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 4,6% lên 2.320 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 10,1% xuống 219 triệu cổ phiếu.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) với việc thị trường hồi phục trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 8,5% giá trị vốn hóa, với các mã tiêu biểu như HPG tăng 11,5%, HSG (17,9%), NKG (12,3%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng với mức tăng 7,7% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như VNM tăng 7,9%, MSN (7,1%), SAB (9,5%), BHN (1,2%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng 6,7% giá trị vốn hóa, với các mã như BSR tăng 5,1%, OIL (8,7%), PLX (5,7%), PVS (12,1%), PVB (12,9%)... Ngành ngân hàng tăng 6,2% do các trụ cột trong ngành đều lên giá như VCB tăng 8,5%, BID (4%), CTG (7,3%), MBB (3,5%), TCB (5,5%), VPB (5,2%), ACB (5,3%), SHB (5,9%)...

Các nhóm ngành cổ phiếu khác đều được mua vào và đồng loạt hồi phục như dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2%, công nghiệp tăng 5,9%, tiện ích cộng đồng tăng 5,6%, công nghệ thông tin tăng 5,3%, tài chính tăng 2,4%, dược phẩm và y tế tăng 2,4%...

Các chuyên gia từ SHS nhận định, thị trường hồi phục trong tuần qua nhưng với thanh khoản có sự suy giảm và hiện ở mức thấp hơn trung bình 20 tuần cho thấy, dòng tiền có dấu hiệu chững lại thời điểm hiện tại.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN -Index đã lấy lại được ngưỡng quan trọng quanh 840 điểm. Tuy nhiên, chưa cho thấy dấu hiệu vượt ngưỡng này một cách dứt khoát nhưng cũng đã ở khá gần quanh ngưỡng 850 điểm nên dư địa tăng là không còn nhiều. Khối ngoại quay trở lại bán ròng với khoảng 150 tỷ đồng trên hai sàn là điểm tiêu cực. 

SHS dự báo  trong tuần giao dịch tiếp theo (10 -14/8), VN-Index có thể sẽ giao dịch giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 840- 850 điểm. Những nhà đầu tư đã giải ngân bắt đáy một phần danh mục quanh ngưỡng 800 điểm có thể cân nhắc chốt lời trong tuần tới tại khoảng giá hiện tại hoặc cao hơn.

Thực tế, thị trường chứng khoán tăng bất chấp giá vàng liên tục lập đỉnh và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trong cả tuần, giá vàng thế giới tăng 2,1%. Kim loại quý này lên giá chín tuần liên tiếp, ghi dấu chuỗi tăng giá dài nhất kể từ sau giai đoạn kết thúc vào ngày 12/5/2006.

Theo nhà phân tích thị trường Han Tan của FXTM, tình hình đầu tư toàn cầu đang tạo đà tăng cho giá vàng trong quý này. Ông cho biết, giá kim loại quý này đã tăng 15% kể từ ngày 30/6, với ngưỡng tâm lý 2.100 USD/ounce có thể đạt được trong thời gian tới.

Giá vàng trong nước cũng liên tiếp phá đỉnh, dù giảm mạnh vào phiên cuối tuần nhưng hiện giá vàng trong nước vẫn ở mức hơn 60 triệu đồng/lượng.

Tuần qua, thị trường chứng khoán Phố Wall chứng kiến sắc xanh bao phủ với chỉ số công nghệ Nasdaq liên tiếp lập nhiều mức cao kỷ lục mới.

Diễn biến này ghi nhận trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng vào những biện pháp kinh thích kinh tế của Mỹ bất chấp các cuộc đàm phán về gói chi tiêu khẩn cấp mới chưa có tiến triển.

Kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế bổ sung và vắc-xin ngăn ngừa dịch COVID-19 đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm suốt cả tuần. Giới đầu tư thậm chí "phớt lờ" số liệu việc làm của Mỹ thấp hơn kỳ vọng.

Đáng chú ý, trong ngày 6/8, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite xác lập kỷ lục phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa phiên tăng lên 11.108,07 điểm. Đây là phiên chỉ số này tăng cao kỷ lục (1%) và là lần đầu tiên kết thúc vượt ngưỡng 11.000 điểm.

Đến phiên cuối tuần (7/8), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,2% lên 27.433,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng nhích thêm 0,1% và đóng cửa ở mức 3.351,28 điểm. Riêng chỉ số Nasdaq trong phiên này hạ 0,9% xuống 11.010,98 điểm.

Khép lại tuần giao dịch đầy "thăng hoa", chỉ số công nghiệp Dow Jones tiến thêm 3,8% - mức tăng cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 5/6. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng thêm 2,5%.

Đàm phán ở Washington về kế hoạch chi tiêu khẩn cấp mới và mở rộng chương trình chi trả trợ cấp thất nghiệp đã không đạt được tiến triển trước khi Quốc hội nghỉ Hè, khiến tiến trình này vẫn tiếp tục bị kéo dài. Giới chuyên gia nhận định bất chấp tình trạng bế tắc, các nhà đầu tư tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết được những bất đồng trên.

Bên cạnh đó, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng xấu đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ, nhưng các chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực.

Mặt khác, các số liệu việc làm mới công bố dự kiến sẽ gây sức ép lên Chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ trong việc phải đẩy nhanh các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ hai vốn đã chậm trễ do những khác biệt quan điểm về các vấn đề chính như giá trị khoản hỗ trợ mà chính phủ dành cho hàng chục triệu lao động thất nghiệp của nước này.

Bộ Lao động Mỹ ngày 7/8 cho biết, số việc làm phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 7/2020 đã tăng 1,763 triệu việc làm, sau khi đạt mức tăng kỷ lục 4,791 triệu việc làm trong tháng 6/2020. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7/2020 đã giảm xuống 10,2%, từ mức 11,1% trong tháng 6/2020, song có thể chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Theo số liệu thống kê, ít nhất 31,3 triệu lao động của Mỹ đã nhận hỗ trợ thất nghiệp hồi giữa tháng 7/2020.

Tại thị trường chứng khoán châu Á, căng thẳng Mỹ-Trung đẩy các thị trường chứng khoán vào "vùng đỏ" trong phiên 7/8. Tâm lý của các nhà đầu tư trong phiên này còn bị tác động bởi việc các nhà lập pháp Mỹ vẫn chưa thống nhất được về gói kích thích kinh tế mới giữa bối cảnh số ca lây nhiễm dịch COVID-19 không ngừng gia tăng.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các thương nhân nước này làm ăn kinh doanh với các công ty chủ quản của các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc như TikTok và WeChat, trong đó ông viện dẫn những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia.

Động thái trên có hiệu lực sau 45 ngày, đây là "phát súng" mới nhất trong cuộc tranh chấp công nghệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, đồng thời làm "dài thêm danh sách những vấn đề khác biệt" xuất hiện trong vài tháng gần đây.

Khép phiên cuối tuần qua (7/8), tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,4% xuống 22.329,94 điểm. Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong (Trung Quốc) hạ 1,6% xuống 24.531,62 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 1% xuống 3.354,04 điểm.

Giá cổ phiếu của Tencent, công ty mẹ của WeChat, có thời điểm mất tới 10% giá trị trên thị trường Hong Kong trước khi đóng phiên giảm 6%.
Chứng khoán Wellington và Jakarta phiên này giảm 1%, trong khi chứng khoán Sydney, Mumbai, Taipei, Singapore, Manila và Bangkok cũng nằm trong "vùng đỏ". Chứng khoán Seoul phiên này đi lên.

Giá vàng thế giới tăng hơn 2% trong tuần qua

Sau năm phiên liên tiếp thiết lập các mức cao kỷ lục, giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên 7/8, khi đồng USD vững giá, còn số liệu việc làm tháng Bảy của Mỹ đúng như dự báo.

Giá vàng giao tháng 12/2020 giảm 41,4 USD, hay 2%, chốt phiên ở mức 2.028 USD/ounce, sau khi tăng 1% trong phiên trước.

Giá vàng giảm khi đồng USD tăng 0,8%, hướng tới tuần tăng đầu tiên trong sáu tuần qua, sau khi tăng 0,3% trong tuần kết thúc ngày 19/6. Nhà phân tích thị trường của CMC Markets UK, David Madden, cho rằng việc đồng USD lên giá mạnh đã gây ra làn sóng chốt lời. 

Việc đồng bạc xanh yếu đi là một trong những yếu tố chính khiến vàng tăng giá kỷ lục năm phiên liên tiếp kể từ cuối tháng Bảy. Đồng USD yếu hơn có thể khiến các tài sản như vàng được định giá theo đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.

Trong khi đó, thị trường vàng cũng mất một phần động lực sau khi số liệu việc làm tại Mỹ đúng như dự báo. Bộ Lao động Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 1,76 triệu việc làm trong tháng Bảy và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 11,1% xuống 10,2%. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch đã dự báo số việc làm mới trong tháng trước là 1,7 triệu việc làm.

Sau khi phá vỡ ngưỡng 2.000 USD/ounce lần đầu tiên trong phiên 4/8, giá vàng giao ngay có thời điểm đạt mức cao kỷ lục mới là 2.055,10 USD/ounce trong phiên 5/8, nhờ đồng USD yếu hơn và lợi nhuận từ trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến kim loại trú ẩn an toàn này.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng 8/8, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, Gia vang, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 8/8

Trong phiên giao dịch ngày 6/8, giá vàng thế giới tiếp tục xác lập kỷ lục mới nhờ kỳ vọng về các biện pháp kích thích mới, giữa lúc sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 2.055,87 USD/ounce, sau khi có thời điểm vọt lên mức cao kỷ lục 2.069,21 USD/ounce. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ tăng 1% lên 2.069,40 USD/ounce.

Trong cả tuần, giá vàng vẫn tăng 2,1%. Kim loại quý này lên giá chín tuần liên tiếp, ghi dấu chuỗi tăng giá dài nhất kể từ sau giai đoạn kết thúc vào ngày 12/5/2006.

Theo nhà phân tích thị trường Han Tan của FXTM, tình hình đầu tư toàn cầu đang tạo đà tăng cho giá vàng trong quý này. Ông cho biết, giá kim loại quý này đã tăng 15% kể từ ngày 30/6, với ngưỡng tâm lý 2.100 USD/ounce có thể đạt được trong thời gian tới.

Các chuyên gia về hàng hóa cũng theo dõi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp cấm các tổ chức và cá nhân giao dịch với các công ty công nghệ Trung Quốc là Tencent Holdings TCEHY và công ty mẹ của TikTok là ByteDance.

Trung Quốc là khách hàng lớn đối với các kim loại quý và kim loại công nghiệp, do đó xung đột chính trị với Mỹ có thể ảnh hưởng đến các dự báo về nhu cầu hàng hóa.

Tỷ giá ngoại tệ

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.200 đồng (giảm 3 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.846 đồng (giảm 3 đồng).

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).

Vietcombank và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. BIDV: 23.085 đồng/USD và 23.265 đồng/USD. ACB: 23.100 đồng/USD và 23.250 đồng/USD.

Giá vàng SJC cao hơn vàng thế giới gần 5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tiếp tục ghi ngưỡng kỉ lục mới, tuy nhiên khoảng cách với vàng thế giới nới rộng lên mức 4,7 triệu đồng/lượng.

Chốt phiên giao dịch ngày 7/8, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào 60,75 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 62,40 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 180.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu giờ sáng. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 1,65 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 59,80 – 61,90 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại đây đang là 2,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng 8/8, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, Gia vang, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 8/8
Một cửa hàng vàng ở Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuối giờ chiều 7/8 giờ Việt Nam giá vàng thế giới giao dịch ở mức 2.058,4 USD/oz, giảm 10,9 USD/oz so với mở cửa phiên giao dịch. Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank ở thời điểm tham chiếu, 1 USD = 23.270 VND, giá vàng thế giới tương đương 57,70 triệu đồng/lượng, thấp hơn 4,7 triệu đồng/lượng so với giá bán vàng SJC.

Chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giao dịch “thăng hoa”

Tuần qua, thị trường chứng khoán Phố Wall chứng kiến "sắc xanh" bao phủ với chỉ số công nghệ Nasdaq liên tiếp lập nhiều mức cao kỷ lục mới. Diễn biến này ghi nhận trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng vào những biện pháp kinh thích kinh tế của Mỹ bất chấp các cuộc đàm phán về gói chi tiêu khẩn cấp mới chưa có tiến triển. 

Kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế bổ sung và vắc-xin ngăn ngừa dịch COVID-19 đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm suốt cả tuần. Giới đầu tư thậm chí “phớt lờ” số liệu việc làm của Mỹ thấp hơn kỳ vọng.

Đáng chú ý, trong ngày 6/8, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite xác lập kỷ lục phiên thứ tư liên tiếp, đóng cửa phiên tăng lên 11.108,07 điểm. Đây là phiên chỉ số này tăng cao kỷ lục (1%) và là lần đầu tiên kết thúc vượt ngưỡng 11.000 điểm.

Đến phiên cuối tuần (7/8), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,2% lên 27.433,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng nhích thêm 0,1% và đóng cửa ở mức 3.351,28 điểm. Riêng chỉ số Nasdaq trong phiên này hạ 0,9% xuống 11.010,98 điểm.

Khép lại tuần giao dịch đầy “thăng hoa”, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiến thêm 3,8% - mức tăng cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 5/6. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng thêm 2,5%.

Đàm phán ở Washington về kế hoạch chi tiêu khẩn cấp mới và mở rộng chương trình chi trả trợ cấp thất nghiệp đã không đạt được tiến triển trước khi Quốc hội nghỉ Hè, khiến tiến trình này vẫn tiếp tục bị kéo dài. Giới chuyên gia nhận định bất chấp tình trạng bế tắc, các nhà đầu tư tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết được những bất đồng trên.

Bên cạnh đó, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng xấu đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ, nhưng các chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát đi những tín hiệu tích cực.

Mặt khác, các số liệu việc làm mới công bố dự kiến sẽ gây sức ép lên Chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ trong việc phải đẩy nhanh các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ hai vốn đã chậm trễ do những khác biệt quan điểm về các vấn đề chính như giá trị khoản hỗ trợ mà chính phủ dành cho hàng chục triệu lao động thất nghiệp của nước này.

Bộ Lao động Mỹ ngày 7/8 cho biết, số việc làm phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 7/2020 đã tăng 1,763 triệu việc làm, sau khi đạt mức tăng kỷ lục 4,791 triệu việc làm trong tháng 6/2020. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7/2020 đã giảm xuống 10,2%, từ mức 11,1% trong tháng 6/2020, song có thể chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Theo số liệu thống kê, ít nhất 31,3 triệu lao động của Mỹ đã nhận hỗ trợ thất nghiệp hồi giữa tháng 7/2020.

Trước đó, chương trình hỗ trợ bổ sung 600 USD/tuần dành cho các lao động thất nghiệp của Mỹ đã hết hiệu lực vào ngày 31/7 vừa qua. Hiện nay, nhiều bang ở Mỹ vẫn đang vật lộn chống chọi với cuộc khủng hoảng dịch bệnh với số lượng ca nhiễm liên tục tăng. Rất nhiều người dân phải phụ thuộc vào các khoản trợ cấp thất nghiệp để trang trải cho cuộc sống.

Giới phân tích cũng đang theo dõi sát sao tình hình căng thẳng đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, mà vụ việc mới nhất làm trầm trọng thêm mối quan hệ gần đây giữa hai đầu tàu kinh tế này là cuộc chiến về các ứng dụng công nghệ của Trung Quốc. Nhà phát triển ứng dụng chia sẻ video TikTok ngày 7/8 cảnh báo sẽ theo đuổi các hành động pháp lý tại các tòa án Mỹ nhằm chống lại sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump, cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc gồm ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok, và Công ty Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat.

Giá vàng trong nước hạ nhiệt

Chiều 7/8, giá vàng trong nước hạ nhiệt theo giá vàng thế giới. Lúc 16 giờ 35 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,4 - 61,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 350 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý cũng niêm yết giá vàng SJC ở mức 60 - 61,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu giờ sáng. 

Trong khi đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 60,75 - 62,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng 8/8, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, Gia vang, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 8/8

Giá vàng tại thị trường châu Á neo ổn định ở sát ngưỡng cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 7/8, giữa bối cảnh đồng USD bật tăng trở lại khi giới đầu tư coi đây là “tấm lá chắn” nhằm đối phó với khả năng căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, lo ngại về diễn biến xấu đi của đại dịch COVID-19 vẫn giúp vàng hướng tới chuỗi tuần tăng giá dài nhất trong gần một thập kỷ.

Đầu phiên này, giá vàng giao ngay leo lên mức cao kỷ lục 2.072,50 USD/ounce, nhưng đến phiên chiều, giá vàng giảm 0,1%, xuống 2.062,15 USD/ounce. Tính từ đầu tuần tới nay, giá vàng đã tăng 4,4%, ghi dấu tuần tăng thứ chín liên tiếp. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng 0,1% trong phiên này, lên 2.072 USD/ounce.

Warren Patterson, chuyên gia phân tích của ING, cho rằng mặc dù đà tăng của giá vàng đã chậm lại, song giá kim loại quý này sẽ còn đi lên trong ngắn hạn, cụ thể là tới cuối năm nay.

Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển vượt kỳ vọng

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sau 3 năm khai trương hoạt động (10/8/2017 - 10/8/2020), thị trường chứng khoán phái sinh đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt các kỳ vọng đặt ra, thể hiện rõ vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở.

Hiện tại, thị trường chứng khoán phái sinh có  hai sản phẩm phái sinh trên các tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu VN30 và trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm; trong đó, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là sản phẩm dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức.

HNX cho rằng, dù mới ra đời nhưng thị trường chứng khoán phái sinh có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ phát triển tương đối tốt, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong vòng 3 năm qua, tính đến hết tháng 7/2020, đã có tổng số hơn 67,9 triệu hợp đồng tương lai được giao dịch.

Hoạt động trên thị trường phái sinh đặc biệt sôi động vào những thời điểm thị trường cơ sở có biến động mạnh. Thanh khoản trên thị trường liên tục vượt qua các mốc đã đạt được trước đó.

Nếu như năm 2019, khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 88.740 hợp đồng/phiên, tăng 12,6% so với năm trước đó thì chỉ tính riêng trong 7 tháng năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đã tăng xấp xỉ 95% so với năm 2019, đạt 173.009 hợp đồng/phiên.

Mức khối lượng giao dịch kỷ lục năm 2019 là 191.707 hợp đồng đã liên tục bị phá vỡ và kỷ lục mới nhất được thiết lập là mốc 356.033 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 29/7/2020.

Mức tăng trưởng ngoạn mục về doanh số giao dịch của thị trường phái sinh Việt Nam như trên là con số mà nhiều thị trường phát triển trước đó phải mất nhiều năm mới đạt được. Sở Giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan - TAIFEX (Trung Quốc) phải mất 13 năm và Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh Thái Lan (TFEX) phải mất  hơn 7 năm mới đạt được số lượng hợp đồng giao dịch như mức HNX có được như hiện nay.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng hợp đồng giao dịch, khối lượng hợp đồng mở (OI) cũng đã tăng gấp 4,7 lần, từ 8.077 hợp đồng vào thời điểm cuối năm 2017, lên 38.001 hợp đồng ngày 31/7/2020.

Trong các giai đoạn thị trường cổ phiếu trong nước và quốc tế phải hứng chịu những đợt giảm điểm mạnh, nhất là giữa thời điểm nền kinh tế chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 trong quý I/2020, hay khi giá dầu thô trên thế giới giảm xuống mức kỉ lục dưới 0 USD vào tháng 4/2020, OI toàn thị trường phái sinh đã có sự gia tăng mạnh so với các thời điểm trước đó.

Con số thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5/2020, khi thị trường cổ phiếu có nhiều biến động, thị trường chứng khoán phái sinh vẫn có được sự tăng trưởng đáng kể, khối lượng giao dịch sản phẩm Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tăng gần 30% và OI tăng 12% so với tháng trước đó.

Trong tháng 4/2020, khối lượng giao dịch phái sinh tăng 19% và OI tăng 70% so với tháng 3/2020. Mới đây nhất, sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường cơ sở do tác động của dịch COVID-19 lần 2 vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2020, ngày 5/8 vừa qua, OI toàn thị trường phái sinh đã đạt 38.817 hợp đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Từ những số liệu về thanh khoản đó, có thể thấy thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã và đang góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh. Đây là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng vốn ở lại thị trường những khi thị trường cơ sở sụt giảm mạnh.

Với sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, nhà đầu tư tổ chức có thêm một lựa chọn để đầu tư và phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu. Có đặc thù là sản phẩm dành riêng cho nhà đầu tư tổ chức nên giao dịch của sản phẩm này chưa thật sự sôi động. Sau 1 năm ra mắt có 296 hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được giao dịch.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn liên tục gia tăng hàng tháng. Đến cuối tháng 7/2020, đã có 132.274 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gấp 1,5 lần so với cuối năm 2019. Hệ thống thành viên giao dịch và bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh đến nay đã có 19 công ty chứng khoán, tăng 5 thành viên so với năm 2019.

Việc gia tăng các thành viên cũng được xem là một yếu tố tích cực giúp gia tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường này.

HNX cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục được các cơ quan quản lý định hướng mở rộng quy mô của thị trường phái sinh đủ lớn để thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước. Trước mắt, HNX sẽ nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ.

Bên cạnh các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số, HNX cũng có kế hoạch nghiên cứu phát triển các sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên các cổ phiếu đơn lẻ (SSF) và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).

HNX đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý và đơn vị tổ chức thị trường có liên quan để xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới, có thể áp dụng từ sau năm 2020.

HNX cũng không ngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức trên thị trường phái sinh. Song song với đó, HNX tiếp tục phối hợp các cơ quan quản lý để tăng cường giám sát trên thị trường phái sinh cũng như giám sát liên thị trường, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả, và an toàn cho nhà đầu tư.

Các ngân hàng châu Âu bị "chấn động mạnh" bởi đại dịch COVID-19

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và sự ngưng trệ kinh tế đột ngột trong thời gian phong tỏa quốc gia đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, cú sốc không "buông tha" các ngân hàng châu Âu và các ngân hàng phải tích lũy một lượng vốn dự phòng lớn để đối phó với các vụ phá sản và nợ xấu trong tương lai.

Các ngân hàng chịu tổn thất nặng nề trong quý II/2020 như Banco Santander - ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha và đứng thứ hai trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) - thua lỗ 11,1 tỷ euro (hơn 12,9 tỷ USD), Société Générale (Pháp) lỗ 1,3 tỷ euro, NatWest (Anh) lỗ 1,1 tỷ euro và Deutsche Bank (Đức) thua lỗ 77 triệu euro. Những ngân hàng khác nếu không bị thua lỗ thì lợi nhuận ròng cũng bị giảm mạnh, như lợi nhuận ròng của HSBC (Anh) giảm 96%, của Barclays (Anh) giảm 91%, BPCE (Pháp) giảm 86%, UniCredit (Italy) giảm 77%, của ING (Hà Lan) giảm 79% và BBVA (Tây Ban Nha) giảm 50%.

Chỉ có một số ngân hàng hiếm hoi vượt qua giai đoạn khó khăn mà không gặp trở ngại nào là BNP Paribas và Crédit Agricole của Pháp, với lãi ròng lần lượt là 2,3 tỷ euro (giảm 7% so với cùng kỳ năm trước) và 1,5 tỷ euro (giảm 18%).

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng 8/8, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, Gia vang, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất, gia vang 9999, gia vang 8/8

Triển vọng kinh tế ảm đạm đòi hỏi các ngân hàng phải tích lũy dự trữ. Nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ không còn khả năng trả nợ. Do đó, các quy tắc kế toán buộc các tổ chức tài chính phải chi tiêu nhiều cho khoản dự phòng.

Các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng nhiều nhất trong quý II/2020, với JPMorgan Chase đã tăng dự phòng thêm 8,9 tỷ USD (7,5 tỷ euro) hay Wells Fargo thêm 8,4 tỷ USD. Ở châu Âu cũng vậy, các ngân hàng đang chuẩn bị hấp thụ làn sóng “nợ xấu”. Société Générale tăng gấp bốn lần dự phòng trong quý II lên 1,3 tỷ euro. Crédit Agricole đã tăng gấp đôi lên 1,2 tỷ euro... Tuy nhiên, những khoản dự trữ này trực tiếp làm giảm kết quả của các ngân hàng.

Để chuẩn bị cho tình trạng phá sản, các khoản nợ khó đòi và các khoản lỗ có thể xảy ra trên thị trường tài chính, các ngân hàng châu Âu cũng đã tăng vốn chủ sở hữu của mình, khi họ có thể dành lợi nhuận quý II làm dự phòng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị các tổ chức tài chính trong Eurozone không trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu của chính họ, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021. Điều này cho phép tạo ra các khoản dự trữ vốn khá lớn. Các ngân hàng lớn nhất trong Eurozone trên thực tế đã không trả 27,5 tỷ euro cổ tức cho năm tài chính 2019.

Điều này xảy ra do mức vốn cao hơn nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, được xây dựng hàng năm theo lệnh của các nhà quản lý ngân hàng châu Âu. Liệu số vốn này có đủ hay không ? ECB đã tiến hành phân tích đối với 86 ngân hàng dưới sự giám sát của mình. Kết luận công bố ngày 28/7 cho thấy ngành ngân hàng khu vực đồng euro "đang chống chọi với những căng thẳng do COVID-19 gây ra". Trong trường hợp tình hình kinh tế xấu đi, ở kịch bản nghiêm trọng nhất, tỷ lệ khả năng thanh toán của các ngân hàng có thể giảm xuống 8,8% thay vì 14,5%. Giới chức ngân hàng sẽ phải "sẵn sàng thực hiện các biện pháp mới".

Trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng, ngành ngân hàng châu Âu đã bắt đầu các kế hoạch tiết kiệm khổng lồ. Trong bối cảnh lãi suất thấp hoặc thậm chí âm, lượng đại lý giảm và xu hướng tự động hóa các ngành nghề, nhiều ngân hàng lớn đã thông báo cắt giảm hơn 80.000 việc làm trong năm 2019 và vào đầu năm 2020. Những khó khăn hiện tại có nguy cơ thúc đẩy các đợt cắt giảm tương tự. Société Générale vừa công bố giảm thêm 450 triệu euro chi phí cho các hoạt động thị trường từ nay đến năm 2023. Credit Suisse sẽ giảm chi phí khoảng 400 triệu franc Thụy Sỹ mỗi năm kể từ 2022.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm