Bản quyền tác giả Việt Nam - Hàn Quốc: Kẻ “tử tế” thì đồng ý, còn lại không phản hồi

03/06/2016 10:42 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Diễn đàn bản quyền tác giả Việt Nam - Hàn Quốc 2016 do Bộ VH,TT&DL Hàn Quốc với Cục Bản quyền Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội hôm 2/6/2016 nhằm tìm ra giải pháp bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đây là một hoạt động hưởng ứng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức có hiệu lực cuối năm 2015.

“Khi phát hiện các địa chỉ vi phạm bản quyền phim của BHD, nhân viên BHD phải gửi e-mail tới các địa chỉ này với thái độ nhún nhường, thậm chí có lúc còn phải xin họ đừng ăn cắp bản quyền của công ty nữa. Kẻ “tử tế” thì đồng ý, còn hầu như không có phản hồi” - chia sẻ của ông Phương Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH BHD.

Vi phạm bản quyền gây thiệt hại nặng nề

Đại diện của BHD cho biết vào tháng 4 vừa qua, ngay trong ngày khởi chiếu bộ phimGái già lắm chiêu, đã có người quay lén một đoạn phim ở trong rạp sau đó phát tán trên mạng, và video này đã được hàng ngàn tài khoản Facebook chia sẻ. Sau khi công ty mời các cơ quan chức năng vào cuộc mới gỡ được video xuống.

Không chỉ các nhà sản xuất, phát hành như BHD bị ăn cắp bản quyền, mà các kênh truyền hình đi tiên phong mua lại phim chiếu rạp như cũng gặp khó khăn. Năm 2015 ngay sau khi K+ phát sóng phim chiếu rạp Để Mai tính 2, chỉ sau 2 phút bộ phim đã bị ăn cắp và sau đó phát tán trên mạng.

Tương tự năm 2016, K+ vừa chiếu Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ngay lập tức bị phát tán và lưu lại trên mạng ròng rã cả tháng trời, “tạo điều kiện” cho cư dân mạng tải về lưu trữ.


Hàn Quốc và Việt Nam cam kết hợp tác bảo vệ bản quyền tác giả đôi bên. Trong ảnh Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên (giữa) tới dự và khai mạc Diễn đàn

Hiện nay đường đi của các bộ phim điện ảnh là sau khi chiếu rạp, sẽ phát sóng trên các kênh truyền hình trả tiền, sau đó có thể là phát hành trên một số trang web xem phim trả tiền.

Thời điểmTôi thấy hoa vàng cỏ xanh phát hành, hệ thống rạp nhà nước tại các địa phương cực kỳ thèm khát bộ phim này. Họ bó tay vì không có thiết bị kỹ thuật số tương thích. Nhưng nếu họ đã có đủ cơ sở vật chất, thì cũng không thể chiếu “nước” cuối phim này, vì trên mạng đã có bản lậu từ lâu.

Các chương trình trên các kênh truyền hình trả tiền như K+, VTV Cab đang phải đối mặt với nạn trộm sóng. Hậu quả tai hại là VTV Cab bị đơn vị nắm bản quyền Champions Leauge ở Hàn Quốc từ chối bán bản quyền. Bà Phạm Thanh Thúy, Giám sát vi phạm bản quyền của kênh K+ cho biết: “Chúng tôi rất lo, bản quyền Giải Ngoại hạng Anh K+ đang nắm giữ cũng bị đe dọa tương tự”.

Những vi phạm như thế này ảnh hưởng trầm trọng đến lợi ích kinh tế của nhà sản xuất và phát hành. Phía Hàn Quốc cho biết năm 2012 bộ phim Lớp kiến trúc của họ bị phát tán bất hợp pháp ngay khi công chiếu, đã có 300 nghìn lượt tải lậu, gây thiệt hại hơn 6 triệu USD.

Giải pháp số 1 phải là công nghệ

Với sự phát triển của internet, sự gia tăng chóng mặt của các thiết bị công nghệ số, thì vi phạm bản quyền càng tinh vi và với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

Khi phát hiện sản phẩm của mình bị ăn cắp và phát tán trên mạng, mục tiêu đầu tiên của chính chủ là phải tìm ra các nguồn vi phạm và ngay lập tức ngăn chặn sự phát tán.

Đến lượt điện ảnh nhắc nhở về bản quyền phim

Đến lượt điện ảnh nhắc nhở về bản quyền phim

Sau khi một số nghệ sĩ ở lĩnh vực âm nhạc tại Việt Nam “nổ phát súng” đầu tiên về “Nghe có ý thức”, tới lượt lĩnh vực điện ảnh lên tiếng về bản quyền phim.





Nhưng để làm được điều đó phải có công nghệ trên “cơ”. Phía Hàn Quốc đã giới thiệu những công nghệ tinh vi giúp họ nhanh chóng phát hiện các vi phạm, nhưng đương nhiên kinh phí đầu tư không rẻ.

Phía K+ cho biết họ cũng tìm giải pháp gắn các loại mã riêng cho sản phẩm của mình để có thể lần theo dấu vết nếu sản phẩm bị đánh cắp.

BHD cho biết họ cũng đang phát triển một công cụ cho phép bám theo khoảng 40 triệu tài khoản Facebook, hàng ngàn website chia sẻ phim, thậm chí “đánh hơi” được website lậu. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm lập tức hệ thống gửi thư cảnh báo.

Ông Phương Xuân Thanh nói về khó khăn lớn nhất khi đối mặt với vi phạm: “Vì thiếu công cụ nên chúng tôikhông chỉ được đích danh kẻ vi phạm. Khi mình không đủ bằng chứng, chứng minh cấu thành tội phạm của họ, sẽ phải thông qua thừa phát lại của bên tòa. Để làm xong thủ tục mất nhiều thời gian, sức lực lắm. Thường là chúng tôi gọi cho A87, nhờ họ gọi điện thì những kẻ vi phạm sợ. Nhưng về lâu dài không thể làm như thế mãi được. Nếu các bên cùng ngồi với nhau lại, tìm ra quy trình gọn hơn thì mới có thể giải quyết vấn đề”.

Ngoài việc chặn các địa chỉ, web vi phạm bản quyền, một lời khuyên được đưa ra là cần phát triển các trang có bản quyền, cung cấp thêm các dịch vụ với giá phải chăng để người dân sử dụng, giáo dục mọi người về việc bảo vệ bản quyền.

Đây cũng chỉ là bước khởi đầu, con đường bản quyền còn rất gian nan.

Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm