17/06/2017 07:25 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Khi biết cuốn Bố già sẽ được lên màn ảnh, trùm mafia Joe Colombo và tổ chức The Italian-American Civil Rights League (Liên minh quyền dân sự Italy -Mỹ) của ông ta bắt đầu một chiến dịch ngăn chặn không cho bộ phim được thực hiện.
Giám đốc điều hành Hãng Paramount, Robert Evans kể trong tự truyện của mình rằng, Colombo gọi điện tới nhà và đe dọa ông và gia đình.
Trong quá trình chuẩn bị sản xuất, Paramount nhận được nhiều lá thư từ những người Mỹ gốc Italy- gồm cả các chính trị gia - cáo buộc bộ phim là chống Italy. Họ dọa sẽ phản đối và phá đám quá trình bấm máy.
Theo trợ lý của nhà sản xuất Albert S. Ruddy là Bettye McCartt kể lại, Ruddy được cảnh sát khuyến cáo là mafia đang theo dõi xe của ông. Ruddy sau đó đổi xe với McCartt nhằm cắt đuôi họ. Một đêm nọ, McCartt phát hiện cửa xe của cô bị bắn, kèm theo một lời nhắn ghi “Dẹp bộ phim nếu không thì đừng có trách”.
Nhà sản xuất Albert S. Ruddy đành phải thu xếp gặp mặt Colombo. Hắn yêu cầu 2 từ “mafia” và “Cosa Notra” (tổ chức mafia ở Mỹ) không được sử dụng trong bộ phim. Ruddy phải cho họ quyền xét duyệt kịch bản và chỉnh sửa. Ông cũng đồng ý thuê các thành viên từ tổ chức của Colombo làm diễn viên quần chúng, và cố vấn cho bộ phim. Sau cuộc gặp đó những lá thư giận dữ không được gửi tới hãng phim nữa.
Tuy nhiên sau khi thỏa thuận này được thực hiện. Ông chủ của hãng Paramount là Charlie Bluhdorn đọc được tin tức về sự thỏa thuận này trên tờ New York Times và rất phẫn nộ tới mức ông sa thải Ruddy và khép lại quá trình sản xuất Bố già. Nhưng Robert Evans thuyết phục Bluhdorn rằng, sự thỏa thuận này sẽ có lợi cho bộ phim về mặt PR, nên Ruddy được thuê trở lại.
Bá Vũ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất