06/03/2020 18:27 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Đó là một khoảng thời gian tươi đẹp. Lịch sử nền bóng đá kể từ sau hội nhập trở lại, chưa bao giờ vượng như thế. Hai năm với bao kỳ tích vỹ đại, ngay vào thời điểm mà chỉ số niềm tin xuống rất thấp. Nó gắn liền với HLV Park Hang Seo và một đôi thế hệ cực kỳ tài năng của nền bóng đá. Giai đoạn 2018-2020.
Nền bóng đá với tầm vóc khiêm tốn, hệ thống các giải bóng đá quốc gia vẫn vừa chạy vừa xếp hàng, chât rết đào tạo trẻ lẻ tẻ và thiếu đồng bộ, nhà đầu tư - tài trợ "bữa đực bữa cái"..., nhưng chúng ta đã đánh chiếm hàng loạt các hạng mục giải đấu tầm châu lục.
Đội tuyển U19 Việt Nam là những người đi tiên phong, với suất chơi bán kết VCK U19 châu Á 2016, điều mà 15 năm trước, một đội tuyển trẻ Việt Nam là U16 từng làm được ở Đà Nẵng. Nhưng lần này, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn dấn một bước xa hơn, đấy là giành vé dự FIFA U20 World Cup 2017. Không thành công cũng thành nhân và nòng cốt những “thiếu niên anh hùng” ấy, chính là tiền đề cho chu kỳ thành công suốt hơn 2 năm qua của các ĐTQG Việt Nam.
Từ Thường Châu tuyết trắng 2018, đến ASIAD 2018, AFF Suzuki Cup 2018, AFC Asian Cup 2019 và gần nhất là SEA Games 2019, chiến dịch Vòng loại FIFA World Cup 2022..., chưa một giai đoạn nào thịnh như thế. Nó không đơn thuần là các cột mốc, nó thuộc về lịch sử.
Và, với chuỗi thành công của các ĐTQG kéo dài trong nhiều năm, đáng ra hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, hệ thống đào tạo trẻ, bóng đá học đường, bóng đá phong trào..., phải được hưởng lợi và bắt buộc phải hưởng lợi theo hiệu ứng mới phải. Nhưng, ngoài cái niềm vui của người hâm mộ, thì “cái còn là cái để lại” chẳng được bao nhiêu. Khách quan hay chủ quan, thì những nhà làm bóng đá Việt Nam đã và đang bỏ phí cơ hội trăm năm có một, để tiến đến một nền bóng đá tự cường.
V-League, Cúp quốc gia và hạng Nhất quôc sgia vẫn chạy ăn từng bữa. Trường Hải Group rút lui, trước đó là NutiFood, ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HĐQT VPF kiêm Trưởng ban chỉ đạo các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, buộc phải kéo LS vào. Tuy là công ty chuyên về thiết bị điện có “mẹ” ở Hàn Quốc, nhưng với ông Tú, cũng xem như "của nhà trồng được". Sẵn tình yêu bóng đá chảy trong huyết quản, nhân tiện, ông Tú cân luôn cả giải bóng đá chị em (nữ) VĐQG và một cơ số các CLB futsal, lẫn đội tuyển futsal Việt Nam... Nó không giống như khẩu hiệu “làm tất ăn cả”, mà là trăm dâu đổ đầu tằm.
Có nhiều nguyên nhân, cả chủ lẫn khách quan, hoàn cảnh và bối cảnh lịch sử của nền bóng đá xứ sở nói riêng, bóng đá thế giới nói chung giữa mùa dịch bệnh, nhưng có thể thấy bộ phận kinh doanh bóng đá Việt Nam còn yếu kém. Làm ra sản phẩm mà không có nơi trưng bày và bán sản phẩm (R&D), thiếu các trung tâm nghiên cứu mẫu mã..., thì khó rồi. Bóng đá chuyên nghiệp còn chưa ăn ai, bóng đá phong trào thêm muôn phần cái khó.
Như Thể thao & Văn hoá đã nhận định, đây là một giai đoạn lịch sử với đầy khó khăn, thách thức cho bóng đá Việt Nam. Khó khăn không đơn thuần chỉ là con virus chủng mới Covid-19 hoành hành, mà thách thức ở ngay cạnh chúng ta, với sự đi lên của các nền bóng đá láng giềng và gần nhất là Thái Lan, nhưng thách thức lớn nhất ở trong chính nội bộ chúng ta nữa: Sự biếng nhác và không chịu cố gắng thay đổi. Có những điều chưa hợp lý, thậm chí tồi tệ, phải thay đổi thì vẫn còn một bộ phận lại lưỡng lự.
Mùa giải 2020 đã và sẽ khởi đi, mà không có sự chứng kiến của khán giả - đội ngũ nuôi sống bóng đá và nếu thiếu, bóng đá sẽ chết dần chết mòn. Và đây sẽ là một mùa bóng nhiều biến động khôn lường, chứ không chỉ thấy mỗi khó khăn.
Bao giờ bóng đá Việt Nam tự cường? Như một câu hỏi tu từ, nghĩa là hỏi mà như dã trả lời.
Tuỳ Phong
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất