04/04/2023 19:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ít ai biết rằng, để bảo quản thi thể các vị hoàng đế trong nhiều ngày tháng, người xưa đã kỳ công chuẩn bị nhiều bước như thế nào.
Tục lệ từ hàng ngàn năm trước
Từ hàng ngàn năm trước, việc tổ chức tang lễ của người châu Á đã được đặt ra một cách có quy củ. Theo tục lệ xưa, một người ra đi sẽ được tắm gội sạch sẽ bằng nước lá thơm, cắt móng chân móng tay rồi gói chúng đặt vào quan tài. Người mất được thay một bộ quần áo mới. Việc chạy tang thường không để quá ba ngày.
Không giống như dân thường, khi một vị hoàng đế băng hà, quần thần sẽ chọn lấy ngày lành tháng tốt mới an táng để đảm bảo long mạch nơi chôn cất không ảnh hưởng xấu tới hậu thế. Bởi người xưa quan niệm, vua là con của trời vì vậy khi ngài qua đời mọi sự cần phải sắp đặt cẩn thận.
Trong quan niệm của các hoàng đế Trung Quốc, chết không phải là hết, họ cho rằng, đó chỉ là cái chết về mặt thể xác, sau khi sang thế giới bên kia, họ sẽ tiếp tục sống cuộc đời thiên tử của mình. Do đó, nhiều vị hoàng đế ngay từ khi lên ngôi đã bắt đầu xây dựng lăng tẩm của mình. Sự xa hoa của lăng tẩm không thể tách rời với cuộc sống khi còn trên dương thế. Chúng ta có thể thấy qua việc Tần Thủy Hoàng dành tới 39 năm để xây lăng mộ cho mình, lăng mộ của Hán Vũ Đế được xây trong 54 năm.
Không chỉ chờ ngày lành tháng tốt, cùng với việc hoàn thành xây dựng lăng mộ, lựa chọn đồ tùy táng, vật liệu làm quan tài cũng là những yếu tố khiến cho thời điểm chôn cất bị kéo dài.
Trong quá khứ, tang lễ của hoàng đế Quang Tự và Từ Hi thái hậu là những ví dụ cụ thể về việc tổ chức bị kéo dài. Vua Quang Tự mất vào ngày 14 tháng 11 năm 1908, còn Từ Hi thái hậu mất sau đó một ngày, nhưng mãi tới năm 1909, tang lễ của họ mới được tổ chức.
Hay như hoàng đế Thuận Trị, thi hài của ngài được bảo quản tới 2 năm rưỡi mới được chôn cất. Hầu hết, các vị hoàng đế nhà Thanh khác cũng đều phải chờ từ vài tháng đến vài năm mới chôn cất.
Vậy người xưa đã làm thế nào để xử lý thi thể hoàng đế trước khi chôn cất?
Quy trình xử lý thi hài sau khi hoàng đế băng hà
Công đoạn đầu tiên, người phụ trách việc mai táng sẽ tắm rửa và lau sạch sẽ thi hài của hoàng đế bằng nước nấu từ hoa uất kim hương, rượu trắng làm từ gạo nếp đen cùng nhiều loại ngũ cốc khác. Bước làm này sẽ giúp ức chế sự thối rữa của thi thể sau khi con người qua đời.
Ở một số thời đại, họ còn ngâm xác của nhà vua trong thủy ngân để làm chậm quá trình phân hủy.
Bước thứ hai là mặc loại trang phục có tác dụng hạn chế thối rữa. Một số vị hoàng đế được mặc y phục làm bằng ngọc hoặc ngậm dạ minh châu trong miệng. Sau đó, thi hài sẽ được đặt vào quan tài. Người ta sẽ cho thêm một vài hương liệu giúp khử mùi, hạn chế vi khuẩn.
Bước ba, quan tài của hoàng đế phải được làm từ gỗ nam mộc tơ vàng chất lượng cao. Quan tài được thiết kế kín nhất có thể, xung quanh rắc vôi sống. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc giường băng, bên dưới giường đều là đá băng. Nhờ hơi lạnh tỏa ra từ giường băng, thi thể của hoàng đế luôn được giữ ở mức nhiệt thấp nhất, như vậy việc phân hủy cũng diễn ra chậm hơn rất nhiều lần.
Ngoài ra, bên ngoài quan tài, người ta còn phủ rất nhiều lớp màn phủ kèm theo than và tro thực vật giúp cho độ ẩm trong không khí giảm xuống. Sau khi xử lý bằng rất nhiều bước, thi hài của hoàng đế không những phân hủy rất lâu mà ngay cả mùi cũng không thể ngửi được. Từ đây có thể thấy, trí tuệ của người xưa quả là không đơn giản, dù trong điều kiện không có công nghệ hiện đại, họ vẫn luôn có cách để xử lý vấn đề vô cùng hiệu quả.
*Bài viết được tổng hợp từ trang tin 163.com.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất