'Thương nhớ' báo in

19:15 21/06/2020

(lienminhbng.org) - Năm 1986, quầy báo 222 Hàng Bông (Hà Nội) qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ William E. Crawford đã trở thành một phần của ký ức Hà Nội, dù chưa xa. Hơn 30 năm sau, chúng tôi trở lại, vẫn số nhà ấy, vẫn con người ấy… Trong sự tất yếu của cuộc sống, của đời sống báo chí, báo in sẽ có vị trí như thế nào?

Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ thể hiện lịch sử báo chí còn thể hiện lịch sử dân tộc

Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ thể hiện lịch sử báo chí còn thể hiện lịch sử dân tộc

Xuất phát từ ý tưởng tâm huyết giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam với ba dự án thành phần: dự án trưng bày bảo tàng; dự án sưu tầm hiện vật và tài liệu; dự án tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng.

Các tờ báo như: Văn Nghệ, An ninh Thủ đô, Tiền phong, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ Việt Nam, Nhi đồng, Tuần tin tức… và tất nhiên không thể thiếu Thể thao và Văn hóa với khổ A4 đầy thương nhớ một thời. Thời điểm đó đang diễn ra Mexico ’86, cho nên không thể thiếu được “đặc sản” Tin nhanh World Cup.

Mới đấy mà đã hơn 30 năm. Các sạp báo in giờ vẫn còn lác đác đây đó trên một số đường phố, nhưng không dễ kiếm như trước.

Nhìn bức ảnh này, nhà báo Phạm Hữu Quang, từng làm tại báo An ninh Thủ đô, Tiền phong, trước khi đảm nhận chức vụ Phó Tổng biên tập Ngày nay, xúc động nói: “Khi còn nhỏ, tôi đã từng có ước mơ được trở thành một người bán báo, với một sạp báo nhỏ đúng như bức ảnh này (cười). 20 năm trước, tôi là khách quen của các sạp báo lớn ở Ngã Tư Sở, Hàng Trống... Thời điểm đó, các sạp báo đầy ắp, trăm hoa đua nở. Tôi có may mắn đã làm việc ở những tòa soạn mà tờ báo có lượng phát hành lớn, đã từng trải qua cảm giác hạnh phúc khi chứng kiến tờ báo vừa in ra đã có đại lý phát hành tới tranh nhau mua...”.

Chú thích ảnh
Số 222 Hàng Bông xưa...

Xin nói thêm một chút, William E. Crawford là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên đặt chân đến miền Bắc những năm đầu sau chiến tranh. Ông yêu thích chụp ảnh về Hà Nội và là tác giả cuốn sách nổi tiếng Hanoi Streets 1985-2015 (Đường phố Hà Nội giai đoạn 1985-2015).

Chúng tôi đã tìm đến số nhà 222 Hàng Bông. Chủ sạp báo trong bức ảnh xưa là bà Lê Thị Bích Nga - 78 tuổi. Hiện bà vẫn sống ở đây cùng các con, cháu.

Chú thích ảnh
... và nay

Bà Nga kể: “Sạp báo nhà tôi bán từ năm 1983 đến 1989 thì không bán nữa, bởi kinh tế khó khăn nên tôi quyết định nghỉ để đi làm ở công ty vệ sinh. Thời đó mỗi một tuần báo Thể thao và Văn hóa chỉ ra một số vào cuối tuần cho nên tôi phải xếp hàng từ sáng sớm để chờ mua báo mang về bán. Tôi còn bán thêm cả nước chè để tăng thêm thu nhập. Tôi còn nhớ, thời đó tờ Tuần Tin tức, Thể thao và Văn hóa và báo Phụ nữ là bán chạy nhất”.

Khi được xem bức ảnh này, bà vô cùng thích thú. “Hồi đó, tôi đang ngồi bán báo thì thấy một ông Tây đi ngang qua và cầm máy ảnh chụp, đâu ngờ bức ảnh đó được lưu giữ đến tận bây giờ”.

Hiện, sạp báo 222 Hàng Bông được người con trai cả của bà Nga kinh doanh mặt hàng thời trang.

Hòa Nguyễn - PV

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự