Đặc sắc đêm trình diễn 'Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam'

07:55 29/06/2020

(lienminhbng.org) - Chương trình trình diễn Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra tối 28/6 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã giới thiệu đến công chúng 21 bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu áo dài của 21 nhà thiết kế trong cả nước.

Đặc sắc, ấn tượng 'Lễ hội áo dài Hội An - danh thắng Việt Nam'

Đặc sắc, ấn tượng 'Lễ hội áo dài Hội An - danh thắng Việt Nam'

Tối 14/6, Lễ hội áo dài Hội An, danh thắng Việt Nam đã diễn ra tại Công viên Ấn tượng Hội An, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).

Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức.

Trong đêm trình diễn, khu vực giếng Thiên Quang trong Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên lung linh, trên nền các khúc ca truyền thống của các di sản văn hóa, công chúng được chứng kiến những hình ảnh, vẻ đẹp của 21 di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, được các nhà thiết kế đưa lên những tà áo dài truyền thống, đầy tinh tế với những thông điệp ý nghĩa.

Theo đó, 21 bộ sưu tập tham dự lần này được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các di sản như: “Vịnh Hạ Long” (nhà thiết kế Nguyễn Thúy); “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” (nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải); “Danh thắng Tràng An”(nhà thiết kế Hùng Việt); “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (nhà thiết kế Minh Minh); “Cao nguyên đá Đồng Văn” (nhà thiết kế Hoài Nguyễn); “Hoàng thành Thăng Long” (nhà thiết kế Nhi Hoàng); “Ca Trù” (nhà thiết kế Hà Duy); “Tín ngưỡng thờ Mẫu” (nhà thiết kế Trần Thiện Khánh); “Hát Xoan”(nhà thiết kế  Công Huân); “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” (nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy); “Thành nhà Hồ” (nhà thiết kế Lan Hương); “Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh”(nhà thiết kế Thanh Thúy); “Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng” (nhà thiết kế Trần Thanh Mẫn); “Đờn ca tài tử Nam Bộ” (nhà thiết kế Minh Hạnh); Quần thể di tích Cố đô Huế” (nhà thiết kế Phương Thanh); “Nhã nhạc cung đình Huế” (nhà thiết kế Ngọc Hân); “Phố cổ Hội An” (nhà thiết kế Chula); “Bài Chòi” (nhà thiết kế Cao Minh Tiến); “Thánh địa Mỹ Sơn” (nhà thiết kế Cao Duy); “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” (nhà thiết kế Trung Beret); “Đờn ca tài tử Nam Bộ” (nhà thiết kế Huệ Thi).

Chú thích ảnh
Các nhà thiết kế trong cả nước tại buổi trình diễn áo dài. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Có thể nói, đây là cuộc ra quân về áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn. Với mục đích xác định áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, định vị áo dài bằng tính pháp lý thông qua những sáng tạo của các nhà thiết kế tâm huyết với áo dài, những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ như một tấm thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc, dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên trái đất này, áo dài của Việt Nam sẽ không bị nhầm lẫn với bất kỳ một trang phục nào khác trên thế giới.

Chú thích ảnh
Màn trình diễn tại Văn Miếu tạo nên một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho chiếc áo dài Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Theo Ban tổ chức chương trình, thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình sẽ góp phần định danh, định vị áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.

Chú thích ảnh
Vẻ đẹp mềm mại, thướt tha của chiếc áo dài truyền thống. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Những mẫu áo dài cách tân tại buổi trình diễn. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Các người mẫu ngoại quốc trong trang phục áo dài cách tân Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Chú thích ảnh
Những hình ảnh đẹp của chiếc áo dài Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

    Phương Lan/TTXVN

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự