(lienminhbng.org) - Giá vàng hôm nay, lienminhbng.org cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng SJC tăng nhẹ lên mức 50,35 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới tăng thêm 14 USD/oz lên mức 1.807 USD/oz.
Giá vàng thế giới chiều 6/7 tăng trở lại
Giá vàng thế giới hôm nay 6/7/2020 tính đến 15h10 giờ Việt Nam đang giao dịch quanh ngưỡng 1.776 USD/ounce - tăng 1 USD so với đầu giờ sáng nay.
Bernard Dahdah, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về kim loại quí tại Natixis dự báo giá vàng sẽ còn tăng và cho rằng kim loại màu này có thể đạt 1.950 USD/ounce vào quí II năm sau.
Trên thị trường trong nước, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 49,720 triệu đồng/lượng mua vào và 49,870 triệu đồng/lượng bán ra.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 49,570 triệu đồng/lượng mua vào và 49,970 triệu đồng/lượng bán ra.
Kì vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát lợi suất trong tháng 9, có thể thúc đẩy giá vàng trong nửa đầu năm 2021.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương toàn cầu đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào thị trường tài chính để ổn định nền kinh tế toàn cầu nhằm kiểm soát đường cong lợi suất.
Vàng đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tài chính khi nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị đình trệ vì đại dịch COVID-19, theo Hiệp hội Thị trường Vàng London (LBMA).
Trong số liệu thống kê LBMA công bố hôm 30/6, sản lượng dữ trữ vàng London tăng cao kỉ lục đạt 8.515 tấn, tương đương khoảng 440,5 tỉ USD. Bên cạnh đó, tồn kho bạc tăng 36.570 tấn, trị giá 16,4 tỉ USD.
Số lượng vàng chuyển giao trong tháng 5 giảm xuống còn 22,3 triệu ounce, thấp 6,5% so với tháng trước. Nhìn chung, hoạt động giao dịch vẫn cao hơn 20% so với năm 2019, LBMA cho biết.
Dấu hiệu phục hồi kinh tế giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh phiên 6/7
Giới đầu tư dường như không mấy bận tâm trước thông tin dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia và vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Thay vào đó, nhà đầu tư tỏ ra lạc quan trước những dấu hiệu phục hồi của kinh tế toàn cầu khiến các thị trường chứng khoán ở châu Á; trong đó, có thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng mạnh phiên 6/7.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, chỉ số VN - Index tăng tới 13,55 điểm (1,6%) lên 861,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 215 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.185,2 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 251 mã tăng giá, 66 mã đứng giá và 116 mã giảm giá.
HNX - Index tăng 1,52 điểm (1,36%) lên 113,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 33,34 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 371 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 48 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 25 mã tăng giá, trong khi chỉ có 4 mã giảm giá và 1 mã đứng ở giá tham chiếu.
Đóng góp tích cực nhất cho đà tăng của thị trường là những mã cổ phiếu thuộc họ Vingroup. Theo đó, VHM tăng tới 3,9%, VRE tăng 2,3% và VIC tăng 1,3%.
Bên cạnh đó, những mã lớn thuộc nhóm thực phẩm - đồ uống cũng tăng mạnh mẽ với SAB tăng 3,1%, VNM tăng 2,1%, MSN tăng 0,7%.
Các mã cổ phiếu đầu ngành khác cũng đều ở chiều tăng giá như: BVH, MWG, PNJ, REE, HPG...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực. Cụ thể, STB tăng tới 5%, CTG tăng 3,4%, VPB tăng 3,3%, BID và ACB đều tăng 2,6%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí có POW tăng 3,3%, GAS tăng tới 3%, PVS tăng 2,5%, PVB tăng 1,8%, PLX tăng 1%...
Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay. Cụ thể, trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 24,49 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh là VHM (hơn 152,3 tỷ đồng), tiếp đến là VNM (hơn 33,48 tỷ đồng), SSI (trên 10 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 7,11 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là PVS (gần 3 tỷ đồng), PGS (hơn 1,15 tỷ đồng), BVS (hơn 1 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCOM, khối ngoại mua ròng 4,12 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh như: LPB (hơn 5,5 tỷ đồng), MCH (hơn 1,3 tỷ đồng).
Các thị trường châu Á đồng loạt tăng vọt trong chiều 6/7. Cụ thể, chứng khoán Nhật Bản tăng phiên thứ ba liên tiếp. Chỉ số Nikkei tăng 407,96 điểm (1,83%) và đóng phiên 6/7 ở mức 22.714,44 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng không nằm ngoài làn sóng tăng điểm, khi thị trường đang kỳ vọng về việc nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ phục hồi nhờ ngân sách bổ sung của Chính phủ, bên cạnh báo cáo kinh doanh lạc quan của các công ty công nghệ lớn. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul phiên này tăng 35,52 điểm (1,65%) lên 2.187,93 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ tư liên tiếp với mức tăng 966,04 điểm (3,81%) lên 26.339,16 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải phiên này tăng tới 180,07 điểm (tương đương 5,71%) lên khép phiên ở mức 3.332,88 điểm – mức đóng cửa cao nhất trong vòng hai năm qua của chỉ số này.
Các thị trường Singapore, Đài Bắc (Trung Quốc) và Mumbai đều tăng hơn 1% trong phiên này. Riêng chứng khoán Sydney lại giảm 0,7% khi biên giới giữa hai bang đông dân nhất của Australia là Victoria và New South Wales sẽ phải đóng cửa từ nửa đêm ngày 7/7 để hạn chế đà lây lan của dịch COVID-19 tại COVID-19 này.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 6/7 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc dịch viêm đường hô hấp COVID-19 trên toàn cầu là 11.549.429 trường hợp, trong đó có 536.441 người tử vong. Các nước cũng ghi nhận 6.527.102 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 58.509 ca và 4.485.274 ca đang điều trị tích cực.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Gần 240 nhà khoa học từ 32 quốc gia đã lên tiếng kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận việc virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 lây truyền qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ trong không khí là yếu tố quan trọng khiến căn bệnh truyền nhiễm này lây lan.
Theo các nhà khoa học, các bằng chứng hiện cho thấy rằng virus có thể lây lan qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ tồn tại trong không khí bên trong nhà hay phòng kín.
Hiện diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai. Số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nơi ở châu Á, trong khi Ấn Độ hiện đã đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19.
Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 6/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.227 VND/USD, giảm 3 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.924 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.530 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ.
Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.090 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.110 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.238 - 3.331 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng ở chiều mua vào và 1 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Trong khi đó, tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được điều chỉnh giảm 1 đồng so với cuối tuần qua, niêm yết ở mức 23.096 - 23.296 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.224 - 3.354 VND/NDT (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh trong phiên chiều 6/7
Các thị trường châu Á đồng loạt tăng mạnh trong chiều 6/7, khi nhà đầu tư tỏ ra lạc quan trước những dấu hiệu phục hồi của kinh tế toàn cầu và tạm gác lại những lo lắng về tình hình dịch COVID-19.
Việc các chính phủ nới lỏng lệnh giãn cách xã hội đang mang lại hy vọng rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi sau cuộc suy thoái dự kiến xảy ra trong năm nay. Bên cạnh đó, số liệu về thị trường việc làm và hoạt động ngành chế tạo của Mỹ tỏ ra tốt hơn kỳ vọng cũng tăng lòng tin của thị trường.
Kỳ vọng về một loại vắc-xin – vốn được cho là chìa khóa để khởi động bất kỳ sự phục hồi nào cho kinh tế toàn cầu - cũng giúp “nâng đỡ” tâm lý nhà đầu tư trong phiên này.
Phiên 6/7, chứng khoán Nhật Bản tăng phiên thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tạm gác những lo ngại về tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. Chỉ số Nikkei 225 tăng 407,96 điểm (1,83%) và đóng phiên 6/7 ở mức 22.714,44 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng không nằm ngoài làn sóng tăng điểm, khi thị trường đang kỳ vọng về việc nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ phục hồi nhờ ngân sách bổ sung của Chính phủ, bên cạnh báo cáo kinh doanh lạc quan của các công ty công nghệ lớn. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul phiên này tăng 35,52 điểm (1,65%) lên 2.187,93 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ tư liên tiếp với mức tăng 966,04 điểm (3,81%) lên 26.339,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải phiên này tăng tới 180,07 điểm (tương đương 5,71%) lên khép phiên ở mức 3.332,88 điểm – mức đóng cửa cao nhất trong vòng hai năm qua của chỉ số này.
Nhà phân tích Jeffrey Halley của công ty tư vấn tài chính OANDA cho hay những nỗi lo về tình hình tại Hong Kong đã dịu bớt nhanh chóng, khi luật an ninh mới của Trung Quốc đã giúp hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ hơn mà không chịu nhiều tác động từ các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý rằng vấn đề Hong Kong vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố địa chính trị có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu. Ông Halley chỉ ra rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký một dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến Luật an ninh mới đối với Hong Kong, điều có thể sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh.
Các thị trường Singapore, Đài Bắc (Trung Quốc) và Mumbai đều tăng hơn 1% trong phiên này. Riêng chứng khoán Sydney lại giảm 0,7% khi biên giới giữa hai bang đông dân nhất của Australia là Victoria và New South Wales sẽ phải đóng cửa từ nửa đêm ngày 7/7 để hạn chế đà lây lan của dịch COVID-19 tại nước này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, chỉ số VN - Index tăng tới 13,55 điểm (1,6%) lên 861,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 215 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.185,2 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 251 mã tăng giá, 66 mã đứng giá và 116 mã giảm giá.
HNX – Index tăng 1,52 điểm (1,36%) lên 113,07điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 33,34 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 371 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 48 mã giảm giá.
Giá dầu thế giới tăng giảm trái chiều phiên 6/7
Giá dầu châu Á biến động trái chiều trong phiên 6/7 với việc giá dầu Brent tăng nhờ nguồn cung thắt chặt hơn. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn phiên này giảm do lo ngại số ca mắc mới COVID-19 tăng có thể làm giảm nhu cầu đối với “vàng đen” tại Mỹ.
Vào chiều 6/7 giá dầu Brent tăng 1% lên 43,21 USD/thùng sau đà tăng 4,3% trong tuần trước. Trong khi đó, giá dầu WTI giao kỳ hạn giảm 0,1% xuống 40,61 USD/thùng.
Số liệu mới nhất được Đại học Johns Hopkins công bố cho thấy tính đến sáng 6/7 (theo giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận thêm 39.379 ca mắc COVID-19 trong 24h qua, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 2.876.143 người.
Đây là ngày thứ tư liên tiếp Mỹ chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng cao đột biến, đặc biệt ngày 3/7 vừa qua, quốc gia này xác nhận tới 57.683 ca mắc mới. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 là 129.891 ca, tăng 234 ca trong 24 giờ qua. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, cả về số ca mắc và số ca tử vong. Tính đến chiều 6/7 số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng lên 2.888.729 ca, trong đó số ca tử vong là 129.947 ca.
Howie Lee, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng OCBC của Singapore, cho biết nhu cầu đối với dầu sẽ giảm nếu số ca lây nhiễm COVID-19 tăng do người dân ở nhà. Tốc độ hồi phục nhu cầu đối với dầu Mỹ sẽ không mạnh như được dự báo.
Theo các nhà phân tích tại ngân hàng ING, tính cho đến hiện tại, dữ liệu tại một số thành phố tại các bang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 chưa cho thấy dấu hiệu dòng người tham gia giao thông suy giảm.
Sản lượng dầu của Mỹ hiện đang suy giảm. Số lượng các giếng khai thác dầu và khí tự nhiên hoạt động tại Mỹ đã giảm xuống một mức thấp kỷ lục trong tuần thứ chín liên tiếp dù đà giảm chậm lại do giá dầu cao hơn khuyến khích một số nhà sản xuất dầu bắt đầu lại hoạt động khai thác.
Nhóm P.V