Biến cấu trúc protein hình gai của virus SARS-CoV-2 thànhbản nhạc để hỗ trợ nghiên cứu

22/04/2020 11:54 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Nhằm hỗ trợ nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã chuyển đổi cấu trúc protein hình gai của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thành một bản nhạc để có thể hiểu rõ hơn về loại virus nguy hiểm này.   

WHO cho rằng 'rất nhiều khả năng' virus SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật

WHO cho rằng 'rất nhiều khả năng' virus SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật

Ngày 21/4, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tất cả những bằng chứng hiện có cho thấy khả năng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt nguồn từ động vật tại Trung Quốc cuối năm ngoái.

Trong công trình nghiên cứu, Giáo sư Markus Buehler tại Viện Công nghệ Massachusetts và các cộng sự đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để biến đổi mô hình cấu trúc protein gai của virus SARS-CoV-2 thành một bản nhạc cổ điển có tiết tấu khi trầm khi bổng.

Các nhà khoa học đã coi cho mỗi axit amin, có chức năng như các khối xây dựng của protein, là một nốt nhạc. Các nốt nhạc này sau đó được một thuật toán chuyển đổi thành một bản nhạc nhiều thanh âm.   

Bản nhạc dài gần 2 giờ đồng hồ và đã được tải lên nền tảng âm nhạc SoundCloud. Phần đầu của bản nhạc được mô tả là có giai điệu "êm ái" và "dễ chịu". Theo Giáo sư Buehler, giai điệu này mô phỏng lúc protein gai của virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào con người, khiến virus trở nên dễ lây lan. Ở giai đoạn khi virus nhân lên và protein gai tấn công nhiều tế bào hơn, giai điệu của bản nhạc sẽ trở nên kịch tính hơn. Đoạn nhạc này được cho mô phỏng lúc virus SARS-CoV-2 bắt đầu gây sốt cho người nhiễm. Người dùng SoundCloud mô tả đoạn nhạc này là "đáng sợ" và "buồn". 

Chú thích ảnh
Nguồn: Reuters

Giáo sư Buehler cho rằng âm nhạc mang đến một cái nhìn trực quan hơn về protein của virus SARS-CoV-2. Ông nêu rõ: "Bạn sẽ cần nhiều hình ảnh và độ phóng đại khác nhau để quan sát bằng mắt thường, những gì mà tai bạn có thể cảm nhận chỉ trong vòng vài giây nghe nhạc".   

Các nhà nghiên cứu mong muốn có thể sử dụng kết hợp âm nhạc của virus SARS-CoV-2 và công nghệ trí tuệ nhân tạo để tìm ra một kháng thể phù hợp giúp chống lại virus nguy hiểm này. Theo Giáo sư Buehler, với cách tiếp cận truyền thống, theo đó tạo ra một loạt protein và thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhiều lần, việc tìm ra thuốc đặc trị bệnh COVID-19 có thể mất vài năm.

Phan An/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm