22/05/2018 16:37 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Hành vi bạo hành trẻ ở nhóm trẻ Mẹ Mười là “vô nhân tính”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu cơ sở dừng hoạt động và cho cô giáo ra khỏi ngành mà không cần xem xét.
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chia sẻ về vụ việc bảo mẫu đánh trẻ tại Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười (phường Chính Gián, TP Đà Nẵng) ngày 22/5 bên lề hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bức xúc cho biết, đây là những hành vi “vô nhân tính”, nằm ngoài khung sư phạm. Bộ đã có chỉ đạo cơ sở này phải dừng hoạt động và cho cô giáo ra khỏi ngành không cần xem xét.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, TP Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xã hội hóa. Có tới 40% cơ sở tư thục, trong đó có nhóm trẻ tư thục và trường mầm non. Bên cạnh sự tích cực, còn tồn tại một số vấn đề như vụ việc bạo hành trẻ tại Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười vừa qua.
Nguyên nhân chủ yếu của vụ việc này xuất phát từ điều kiện mở nhóm trẻ tư thục ở cơ sở dễ dàng, giáo viên chưa được tuyển chọn kỹ càng, dẫn đến những hành động đáng phê phán, vô nhân tính.
Trách nhiệm trong vụ việc này trước hết thuộc về cấp chính quyền xã phường địa phương. Bởi chính đơn vị này là nơi cấp điều kiện, tiêu chuẩn cho cơ sở hoạt động. Bên cạnh đó, việc giám sát điều kiện giáo viên không chuẩn. Liên quan đến cấp quản lý tiếp theo, Bộ trưởng cho rằng, Đà Nẵng đã vào việc kịp thời và có trách nhiệm để làm rõ vụ việc này.
Để xử lý dứt điểm các vi phạm tại các cơ sở mầm non, nhóm tư thục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, quan trọng là tổ chức thực hiện ở cơ sở, trong đó việc tuyển chọn giáo viên đóng vai trò nòng cốt. Giáo dục mầm non vất vả, căng thẳng. Một cô có khi phụ trách 30 – 40 cháu, mỗi trẻ một tính. Vấn đề này chia sẻ được, nhưng phải có giới hạn. Đã là cô giáo thì phải đúng nghĩa là cô giáo.
Liên quan tới cấp phép trường, Bộ trưởng cho biết, cơ sở mầm non, nhóm tư thục có thể do xã phường cấp phép, nhưng khâu thanh kiểm tra phải rất sát sao. Bên cạnh giải pháp căn cơ từ thầy cô giáo, chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho giáo viên, vì phải làm việc trong môi trường căng thẳng và vất vả. Các cấp, ngành, phụ huynh đều phải có trách nhiệm liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát tiêu chuẩn giáo viên, đặc biệt là tiêu chuẩn hiệu trưởng. Trong đó, hiệu trưởng không chỉ chỉ đạo tổ chức, mà phải quan tâm tới đời sống của giáo viên.
Sáng 21/5, mạng xã hội xuất hiện hai video ở nhóm trẻ độc Lập Mẹ Mười (TP Đà Nẵng), ghi cảnh một cháu bé nằm giữa nhà, bị người phụ nữ liên tục đổ thức ăn vào miệng. Khi bé không chịu ăn, người này vứt giẻ vào mặt và bạo hành cháu bé. |
Theo H.V/ Báo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất