11/05/2020 07:59 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Đó là một câu chuyện ở làng cầu Việt. Thực tế là, người ta có thể điều chỉnh cả một chiến lược được chuẩn bị bằng nhiều năm, nếu thấy điều gì đó có lý hơn trong phút chốc.
Bóng đá Việt Nam ở kỷ nguyên lên chuyên, bắt đầu kể từ năm 2000. Về cơ bản, nó đã và sẽ phát triển rất tốt, cho đến kết thúc mùa giải năm 2011 và cả sau đó nữa. Nhưng, năm 2012, VPF xuất hiện và muốn làm một cuộc cách mạng. Đó là một cuộc cách mạng không triệt để.
Chúng tôi xin lược lại bóng đá Việt Nam giai đoạn tiến lên chuyên nghiệp, bằng với 3 cột mốc trước khi VPF ra đời.
Đó là việc mua bán danh hiệu giữa SLNA và Cảng Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 21. Sự thống trị của HAGL, GĐT.LA và B.Bình Dương. Và, kế đến là sự xuất hiện của tập đoàn T&T, mà SHB Đà Nẵng là đội quân tiên phong, sau đó thì gậy được trao trở lại cho CLB Hà Nội.
Cũng trong giai đoạn này, việc mua bán suất chơi rất đơn giản. Bão giá và các cuộc đi đêm diễn ra liên miên. Nhưng nó không phải là bản chất của bóng đá chuyên nghiệp. Kiểu như, sáng đúng, chiều sai, tối lại có lý vậy.
Với bóng đá Việt Nam, bóng lăn là một chuyện, còn kết thúc như thế nào, lại là chuyện khác, không thuộc phạm trù bóng đá. Vậy mới có khái niệm về đích an toàn.
Thật may là giai đoạn được coi là quá độ này kéo dài không quá lâu, và dần dần các đội bóng đã bắt đầu hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn, từ hoàn thiện hệ thống đào tạo trẻ để bảo đảm tự cung tự cấp nguồn lực cho bản thân, cho tới xuất khẩu cầu thủ, dù rằng mới manh nha nhưng cũng đã có những dấu ấn ban đầu, như trường hợp của Văn Lâm hay Văn Hậu.
Bên cạnh đó, việc mua bán sáp nhập các đội bóng ở giải VĐQG hay giải hạng Nhất không còn diễn ra ồ ạt và dễ dàng như trước. Thay vào đó, việc này được kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo đảm không còn tình trạng một đội bóng đột nhiên thay đổi chỉ sau một đêm.
Những thành tích mà bóng đá Việt Nam đạt được ở các cấp độ ĐTQG trong 2 năm vừa qua có phần đóng góp rất lớn của các CLB ở giải chuyên nghiệp, đấy là một thực tế không thể phủ nhận.
Và nhờ những CLB sinh sau đẻ muộn chịu khó chăm chút cho hệ thống đào tạo trẻ của mình, như Hà Nội hay HAGL, trong khi một số lò đào tạo truyền thống vẫn giữ vững phong độ, như SLNA, nên ĐTQG mới có cơ hội lựa chọn được những nhân sự chất lượng cao.
Tất nhiên, hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia vẫn chưa hoạt động thật sự hoàn hảo, vẫn chưa thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của một nền bóng đá chuyên nghiệp thực thụ, nhưng bất cứ sự thay đổi nào cũng cần phải có thời gian, để hy vọng vào một tương lai mà nền bóng đá nước nhà vĩnh viễn không còn chứng kiến cảnh tượng “Sáng đúng, chiều sai, tối lại có lý”.
Tùy Phong
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất