13/09/2017 10:20 GMT+7 | Các ĐTQG
(lienminhbng.org) - Đó là phát biểu của Phó Chủ tịch VFF - Trần Quốc Tuấn, với Thể thao & Văn hóa, khi nói về HLV trưởng đội tuyển quốc gia trong tương lai gần.
"Liên đoàn đã đưa ra tiêu chí, Thường trực và Hội đồng HLV quốc gia đã và sẽ tiếp tục bàn thêm. Ai đáp ứng được tiêu chí, phát huy tối đa sở trường lối chơi của đội bóng, người ấy sẽ cầm đội tuyển. Nội hay ngoại không phải vấn đề, lương bổng cũng chỉ là việc phụ, quan trọng là được việc", Phó Chủ tịch thường trực VFF - Trần Quốc Tuấn, nói với Thể thao & Văn hóa.
Người viết đã đề cập đến hai trường hợp - ứng viên Gede, Giám đốc kỹ thuật VFF và HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn, có thể ứng thí vào vai trò thuyền trưởng, ông Tuấn nói: "Họ đang ở ngoài "biên ải", và cuộc họp hôm nay, trên thực tế cũng không phải để quyết chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Chúng tôi đưa ra các tiêu chí, để các ứng viên ứng thí. Ai hợp thì làm thôi. Tiêu chí là, các HLV phải từng nắm một đội tuyển quốc gia hay CLB thi đấu giải chuyên nghiệp, chứ không phải tay ngang".
Như vậy đã rõ, gần như không có cơ hội nào để Gede làm thuyền trưởng. Cơ hội cho Hoàng Anh Tuấn cũng có thể bị giảm thiểu, dù ông đáp ứng đủ tiêu chí. VFF dù mong muốn sớm tìm người thay thế HLV Hữu Thắng, nhưng cũng đã có phương án 2. "HLV Mai Đức Chung sẽ tiếp tục dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong trận lượt về với Campuchia tới đây, nếu Liên đoàn chưa tìm được HLV trưởng mới", ông Tuấn nói.
Buổi họp chiều qua (12/9), đơn thuần chỉ là buổi họp tổng kết - rút kinh nghiệm và đưa ra phát kiến phát triển các đội tuyển trẻ quốc gia. Ông Tuấn "tổng" cũng chia sẻ rằng, mình ông không thể định hướng chứ đừng nói đưa phán quyết, cho chiếc ghế lái trưởng các đội tuyển quốc gia. Các đề xuất với HLV Hoàng Anh Tuấn, cũng chỉ để tham khảo. Ông Tuấn "con" sẽ phải cạnh tranh với các ứng viên khác.
Lịch sử bóng đá Việt Nam, cấp độ đội tuyển quốc gia, thầy ngoại và thầy nội trên dưới 20 người, kể từ năm 1991. Thành công có, thất bại cũng nhiều. Song cơ bản là bộ não của Liên đoàn, dường như chưa từng đoàn viên, đoàn kết. Đó là lý do mà đầu ra - Đội tuyển quốc gia thất bại. Thậm chí V-League cũng thất bại.
Chỉ khi nào quyền lợi cá nhân đặt dưới quyền lợi tập thể, tư duy nhiệm kỳ - bệnh thành tích, bị xóa bỏ, thì chừng ấy đội tuyển quốc gia mới hy vọng thành công, từ cấp độ khu vực. Các đội tuyển trẻ, từ U19 đổ xuống, nếu có thành công, cơ bản bởi họ ít được biết tới và không phải thước đo - bệ phóng, cho rất nhiều nấc thang danh vọng của các "VIP bóng đá" khác.
Quay trở lại với vấn đề tìm thầy cho đội tuyển quốc gia. Chúng tôi cho rằng, đây là khâu rất đơn giản, từ thẩm định đến tuyển chọn. Nhưng vấn đề là, người trong cuộc có sẵn sàng vì cái chung mà hy sinh hay không mà thôi. Nếu tất cả đều hướng về một điểm đến, sẽ chẳng còn việc gì phải bàn.
Cuộc cách mạng nào cũng phải có hy sinh, mất mát, mới mong thành công. Vấn đề là, ai chịu hy sinh, thiệt thòi và thậm chí vì mất mát, để cách mạng thành công?! Câu hỏi khó chưa có lời giải đáp.
20. Sau 26 năm chính thức hòa nhập, bóng đá Việt Nam đã sử dụng tới 9 HLV ngoại cho cả đội tuyển quốc gia và U23. 3. 3 HLV hiện nay đang trong tầm ngắm cho ghế HLV trưởng là Hoàng Anh Tuấn, Lê Huỳnh Đức và Jurgen Gede. 2. HLV Mai Đức Chung từng phát biểu ông sẵn sàng nhận 2 nhiệm vụ: HLV trưởng cả đội tuyển nam lẫn đội tuyển nữ quốc gia. |
TÙY PHONG
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất