Khi V League hơn cả Premier League

08/04/2020 18:30 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Tiền nong luôn là một vấn đề vô cùng tế nhị và rất dễ xảy ra tranh cãi nếu không xử lý thỏa đáng và cân bằng. Chúng ta đã chứng kiến chuyện này xảy ra ở giải Ngoại hạng Anh và giải Super League của Malaysia, trong khi câu chuyện ở LS V-League 2020 xem ra có vẻ nhẹ nhàng hơn nhiều.

VIDEO: HAGL là đội bóng trẻ nhất V League 2020

VIDEO: HAGL là đội bóng trẻ nhất V League 2020

Ban tổ chức giải vô địch quốc gia V-League 2020 mới đưa ra thống kê thú vị về độ tuổi trung bình của các câu lạc bộ dự giải. Theo đó, HAGL là đội bóng có độ tuổi trẻ nhất.

Trong số 14 CLB của LS V-League 2020, mới có 2 CLB là CLB TP.HCM và DNH Nam Định thống nhất tự nguyện giảm lương để chia sẻ với đội bóng chủ quản trong thời gian giải VĐQG tạm hoãn vì Covid-19, với mức giảm tương ứng là 30% với CLB TP.HCM và 25% với DNH Nam Định.

Ở giải Ngoại hạng Anh, mới chỉ có các cầu thủ của CLB Man Utd tự nguyện giảm lương để ủng hộ công tác chống dịch của ngành y tế địa phương, còn cầu thủ ở các CLB chưa thấy có thông báo tự nguyện giảm lương tập thể như vậy.

Có một câu hỏi đặt ra ở đây là cùng là chuyện giảm lương, nhưng tại sao CLB TP.HCM, DNH Nam Định hay xa xôi hơn là Man Utd lại có cách ứng xử không giống với số đông?

Phát biểu của Wayne Rooney có thể chính là gợi ý cho câu trả lời, khi cựu tiền đạo Man Utd tuyên bố: “Nếu Chính phủ muốn tôi giúp đỡ tài chính cho các y tá, bác sĩ hay mua máy thở, tôi sẽ vô cùng tự hào làm điều đó. Các đồng nghiệp của tôi cũng sẽ làm điều tương tự”.

Công Phượng, HAGL, V League, bầu Đức
Không phải cầu thủ nào ở Premier League cũng làm được như Công Phượng và đồng đội tại CLB TPHCM. Ảnh: VPF

Rõ ràng vấn đề ở đây là mục đích sử dụng. Khác với các đội bóng nước ngoài, nguồn thu từ bản quyền truyền hình hay từ bán vé của những CLB ở V-League là rất ít ỏi, và hầu hết họ phải sống dựa vào ngân sách của nhà tài trợ và nếu địa phương hỗ trợ được thêm phần nào thì tốt phần ấy.

Vì thế, khi LS V-League 2020 tạm ngưng, BHL và cầu thủ ở CLB TP.HCM và DNH Nam Định đã mau chóng đi tới quyết định tự nguyện giảm lương để san sẻ khó khăn cho đội bóng, vì tất cả đều biết nguồn thu của đội bóng là rất hạn chế, và việc giảm lương có thể giúp CLB nhẹ nhàng hơn với áp lực tài chính.

Việc làm này có thể lý giải theo nguyên tắc “Tổ vỡ thì trứng cũng không còn”, mà nói nôm na là nếu đội bóng gặp khó khăn thì cuộc sống của cầu thủ cũng bị ảnh hưởng, nên chi bằng giảm bớt một chút thu nhập để san sẻ gánh nặng với CLB trong giai đoạn khó khăn này, còn hơn là chỉ nghĩ tới quyền lợi bản thân mà để mặc đội bóng tự xoay sở với bài toán tài chính, rồi từ đó đặt tương lai của cả CLB vào tình thế rủi ro.

Như vậy, chỉ cần có chung suy nghĩ, hoặc ít nhất là có một mục đích rõ ràng, minh bạch, các cầu thủ sẽ không ngại ngần chia sẻ khó khăn về tiền nong với CLB, và dù là V-League hay Premier League thì cũng không có gì khác biệt.

Huy Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm