Lượt đi V-League 2017 từ góc nhìn CĐV: Các anh đá với nhau nhé!

26/04/2017 18:10 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Theo số liệu BTC V-League công bố qua 13 vòng đấu có 523.000 số lượt khán giả đến sân (trung bình: 5,943 người/ trận) thấp hơn nhiều so với 3 mùa giải gần đây. Do không được thưởng thức “bóng đá sạch”, khán giả đang bỏ dần thói quen đến sân. “Bóng đá không có khán giả thì các anh đá với nhau nhé”, lại nhớ lời một quan chức CLB chỉ trích BTC giải năm nào.

Sân Hòa Xuân (SHB.Đà Nẵng) đã tạm “soán ngôi” của Lạch Tray (Hải Phòng) dẫn đầu trung bình số lượng khán giả đến sân. Sân Hòa Xuân đạt 10.000 người/trận thì sân Lạch Tray chỉ đạt 9.800 người/ trận, còn Thanh Hóa vẫn đứng thứ 3 với tỷ lệ 9.200 người/ trận. Đúng như băng-rôn cuối màu bóng năm ngoái trân khán đài sân Cần Thơ, khán giả Tây Đô đang “tẩy chay” HLV Vũ Quang Bảo nên chỉ có số lượng trung bình 1.200 người/trận, thấp nhất trong 14 đội bóng. Xếp trên là Long An, với 3.214 người/ trận, còn Sài Gòn năm thứ 2 của chuyến hành hương phương Nam cũng chỉ vẻn vẹn 3.429 người/trận.

Vì sao khán giả quay lưng?

Năm ngoái, đã có 70.500 khán giả đến xem các trận vòng 1 V-League 2016, tức là trung bình có 10.071 người xem/trận. Đây là con số đáng mừng và cao nhất trong 3 mùa giải trở lại đây. Năm nay, vòng khai mạc V-League 2017 cũng có độ 60.000 người đến sau  nhiều nỗ lực “PR” của BTC cũng như hiệu ứng truyền thông. Trước hàng loạt thông tin thú vị như Công Vinh trở thành quyền Chủ tịch CLB TP HCM, Công Phượng trở lại chơi bóng ở V-League, FLC Thanh Hóa có HLV từng vô địch Cúp C1 châu Âu hay CLB Sài Gòn có cựu tuyển thủ U23 Brazil..., khán giả đã tò mò kéo nhau đến sân. Ngoại trừ vòng 3 đá cận Tết nguyên đán chỉ có 28.500 người thì có thể nói 6 vòng đấu đầu tiên, với 250.500 lượt khán giả đến sân, là con số tạm ổn, trong bối cảnh V-League hiện tại.

Sau án kỷ luật CLB Long An, bóng đá Việt còn gì?

Sau án kỷ luật CLB Long An, bóng đá Việt còn gì?

Long An bị 'trảm', không phải ngẫu nhiên dư luận rộ lên đặt câu hỏi vai trò, trách nhiệm của những người tạo ra cuộc chơi chuyên nghiệp. Rất nhiều vấn đề cần được mổ xẻ, giải quyết sòng phẳng từ sự cố này.


Vẫn còn những “tiếng còi méo” nhưng đỉnh điểm là hình ảnh các cầu thủ Long An “đứng hình” trên sân Thống Nhất trong trận cầu tai tiếng khiến cho khán giả mất đi cảm xúc đến sân. Nếu như vòng 6 đang có 56.500 khán giả đến sân, thì sau đó con số này chỉ có 40.000 người, 44.000 người rồi 43.500 người đến sân.

Khi mà dưới sân, các cầu thủ thay vì chơicống hiến và nhiệt huyết thì lại có nhiều pha bóng quá bạo lực và dùng rất nhiều tiểu xảo, câu giờ trắng trợn, làm giảm hưng phấn người xem. Nhiều trọng tài có những tiếng còi “chẳng giống ai” lại còn dung túng và thiếu quyết liệt với các lỗi khiến người xem ngán ngẩm. Trước và sau trận đấu, những thông tin, bình luận hay thì ít,ngược lại đầy rẫy  những thông tin tiêu cực về trọng tài, Ban kỷ luật, BTC trên các trang báo và diễn đàn bóng đá. Những tồn đọng chưa được khắc phục lại chồng tiếp các sai phạm khác, lan truyền, chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Tất thảy điều này khiến khán giả ngao ngán và không còn cảm xúc để đến sân.

Quay quắt nhu cầu xem bóng đá sạch

Sân Vinh, chảo lửa một thời thì giờ chỉ còn độ 5.200 khán giả/ trận, ngay cả trận đá với Sài Gòn trên sân Thống Nhất còn hơn 20 phút mà khán giả đã bỏ về trống hoe. Bạn Thanh Tùng, phụ trách CĐV phía Nam, bn khoăn: “Đây là điều 12 năm nay chưa từng xảy ra. Đá bóng thì có thắng, có thua, chắc chắn không phải vì thua mà anh em bỏ về, khán giả xứ Nghệ đến sân mà không thấy cái chất SLNA trong từng đường bóng nên chán”. Rồi việc khi “đắt hàng” thì CLB xứ Nghệ không tạo điều kiện cho CĐV trung thành có vé vào sân Vinh cũng khiến sợi dây gắn bó giữa đội bóng và fan giảm đi khá lớn. Nhìn khán đài lèo tèo 1.000 -2.000 khán giả, đây là lúc Giám đốc điều hành SLNA Hồ Văn Chiêm và các cộng sự ngấm câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai/ Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”.

SLNA mất 'lửa' trên sân Vinh

SLNA mất 'lửa' trên sân Vinh

SLNA đã có một thế trận lấn lướt trong hiệp một và được cụ thể hóa bằng bàn thắng dẫn trước. Tuy nhiên, sang hiệp 2, họ chùng xuống một cách khó hiểu, để đội khách S.Khánh Hòa BVN lội ngược dòng giành thắng lợi 2-1.


Không phải đơn giản mà ông bầu Công Vinh đã tốn tiền tỷ với hàng loạt chiêu trò để kéo khán giả đến sân Thống Nhất và thực tế fan của TP HCM đến sân nhiều hơn Sài Gòn FC khoảng 1.500 khán giả/ trận. Rõ ràng đá trong không khí như vậy, các cầu thủ TP HCM hưng phấn hơn đội bóng cùng thành phố nhiều. Không vẫn ngẫu nhiên, bầu Hiển của Hà Nội FC từng nói: “Tôi sẵn sàng đổi Cúp vô địch bằng khán giả, mục tiêu khán giả kín sân Hàng Đẫy chính là chiếc Cúp tôi theo đuổi nhiều năm nay".

Hà Nội và nỗi buồn sân Hàng Đẫy

Hà Nội và nỗi buồn sân Hàng Đẫy

Hà Nội là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất V-League với 3 chức vô địch V-League đồng thời là đội bóng luôn có mặt trong Top 3 suốt từ V-League 2010 cho tới nay. Thế nhưng...


Thực ra, không cần “chiêu trò”, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chỉ cần được xem một thứ bóng đá “sạch sẽ” với các nhân vật chính là trọng tài, BHL và cầu thủ. Nếu bóng ma sân cỏ ngày càng ít đi, chất lượng tuy chưa cao nhưng khán giả vẫn đến sân. Miễn là “đừng diễn”, đơn giản thế thôi, thưa BTC V-League!

523.000. Đó là số khán giả đến sân ở lượt đi V-League 2017, trung bình 5.943 người/trận.

8.714. Số lượng khán giả trung bình đến sân mỗi trận ở Pleiku, chiếm 67% sức chứa của sân. Đây là sân có lượng khán giả trung bình đến sân cao nhất giải.

1.200. Số lượng khán giả trung bình đến sân mỗi trận ở sân Cần Thơ, chỉ chiếm 3% sức chứa của sân. Đây là sân có lượng khán giả trung bình đến sân thấp nhất giải.


Đông Hùng
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm