21/11/2012 07:05 GMT+7 | V-League
(lienminhbng.org) - Theo lịch hẹn (cũ), hôm qua, toàn bộ những cầu thủ còn hợp đồng (với N.SG) và chưa ký mới (với SG.XT) sẽ có buổi gặp mặt với lãnh đạo đôi ba bên, để giải quyết dứt điểm chuyện đi ở, cũng như các chế độ nợ lương thưởng. Nhưng vào phút cuối, buổi gặp mặt đã không diễn ra như mong đợi.
Nhiều cầu thủ N.SG (trái) vẫn chưa biết tương lai của mình sẽ đi đâu về đâu. Ảnh: Quang Nhựt
“Họ (lãnh đạo SG.XT, đối tác Xuân Thủy và N.SG-PV) nói với chung tôi là chắc phải đợi đến ngày mai (tức ngày 21/11-PV), vì giữa lãnh đạo các cấp, vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao. Mọi chuyện vẫn rối như tơ vò thế thôi và chúng tôi rõ ràng không có sự lựa chọn khác”, Thế Anh, cầu thủ hiện vẫn còn 2 năm hợp đồng với đội bóng cũ N.SG, trước khi CLB này được bán cho phía đối tác Xuân Thủy (thực ra là chỗ anh em ruột với bầu Thụy của SG.XT), phát biểu với TT&VH bằng giọng não nề.
Nếu như Thế Anh còn có chút thuật lợi về mặt địa lý, với nhà riêng tại TP.HCM, thì những người khác như Minh Triết, Duy Khanh, Được Em (Đồng Tháp) hay Cao Thiện (Bình Thuận)…, tất nhiên phải bỏ tiền túi ra để bắt xe đò ngược xuôi Sài Gòn. “Từ nhiều ngày qua, chúng tôi hết ở nhà người thân lại dọn ra khách sạn để túc trực, nghe ngóng. Mệt mỏi quá”, Cao Thiện cho biết. Để đốt hết khoảng thời gian trống chờ đợi, những người cũ của N.SG xách giầy đi đá phủi. Ở bất cứ sân bóng phong trào nào tại TP.HCM, cũng có thể thấy họ.
Theo tìm hiểu của TT&VH, phần lớn những trường hợp còn vướng hợp đồng với N.SG đều không hy vọng (thậm chí là không có nguyện vọng) được SG.XT nhận về (như Tài Em, Việt Cường trước đó). “Nếu hợp đồng mua bán, chuyển nhượng suất dự V-League của N.SG đã có hiệu lực, thì chúng tôi đang làm thuê cho họ (Xuân Thủy và SG.XT). Họ sẽ phải có trách nhiệm với các bản hợp đồng còn hiệu lực chứ không thể phủi tay được. Điều chúng tôi chờ đợi là giải quyết dứt điểm chuyện nợ lương (4 tháng) và thưởng (10 trận), rồi mới tính chuyện đi ở”, một ý kiến khác.
Phải, lúc này khi rất nhiều CLB đã tập trung tập luyện, thi đấu các giải giao hữu, thì tương lai của những cầu thủ còn vướng hợp đồng với N.SG vẫn lửng lơ lắm! Không thể đi khi chưa có giấy thanh lý hợp đồng, ở lại cũng không xong, vì không có chỗ tập luyện, thi đấu. Đấy là bi kịch. Và ngoài ra, chuyện cơm áo gạo tiền cũng không thể xem nhẹ trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. “Đến niềm tin bây giờ cũng là thứ xa xỉ, thì còn nói chuyện gì nữa. Giá mà có thể cạp đất mà ăn nhỉ”, một ngôi sao từng có giá vài tỉ trên sàn chuyển nhượng, giờ cũng khó khăn không kém gì người thường.Nên hiểu một cách cặn kẽ rằng, khi ký hợp đồng, một bộ phận không nhỏ cầu thủ chuyên nghiệp đã dùng gần như toàn bộ số tiền cho xây cất nhà cửa, mua xe cộ, hay các dự án đầu tư cá nhân khác, nên giờ họ thiếu tiền mặt để trang trải cuộc sống là điều rất bình thường. Quang Hải hay Thế Anh là những viện dẫn. Nhưng ngay lúc này, họ có thể chờ đợi gì ở các ông bầu đang bận gả gán đội bóng đây?! Khó thể bắt các ông chủ cũ (và mới) móc tiền túi ra giải ngân, bởi có khi chính họ cũng đang… thiếu tiền mặt.
TÙY PHONG
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất