Những ngày bóng không lăn…

23/03/2020 06:34 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Đúng ra, trang báo này sẽ bao gồm thông tin tổng thuật, tường bình hay đặc tả những điểm nhấn của vòng 3 LS V-League 2020 đến quý độc giả. Nhưng giải đấu cao nhất nước nhà phải tạm dừng, bóng ngừng lăn, khán giả đói không khí vào sân xem, cổ vũ vào mỗi chiều cuối tuần đã khiến mọi thứ đảo lộn.

'Bóng ma tiêu cực' ám ảnh bóng đá Việt Nam

'Bóng ma tiêu cực' ám ảnh bóng đá Việt Nam

Cựu đội trưởng đội tuyển Việt Nam Phan Văn Tài Em từng là người trong cuộc chứng kiến vụ tiêu cực chấn động bóng đá nước nhà năm 2005 vừa tiết lộ trên giới truyền thông về chuyện không lạ khi nhiều giải đấu có tình trạng mua bán độ.

Các nhà quản lý, điều hành đang cân nhắc mọi kế hoạch cho giải đấu tiếp tục, trong khi những đội bóng cũng phải có căn chỉnh về chuyện ăn tập cho phù hợp với tình hình.

Đau đầu đi tìm phương án tối ưu

Không chỉ riêng địa hạt bóng đá, những khía cạnh của đời sống cũng chịu ảnh hưởng, cùng tuân thủ quy định về phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh này. LS V-League 2020 tạm hoãn hết tháng 3 nhưng nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu thì toàn bộ các giải đấu sẽ phải hoãn tiếp trong tháng 4 cho tới lúc dịch được xử lý ở mức độ an toàn.

“Tới lúc này vẫn chưa gì có thể chắc chắn bởi diễn biến dịch rất phức tạp. Chúng tôi buộc phải tham khảo ý kiến của ban ngành có chuyên môn trước khi đưa ra quyết định”, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF, chia sẻ như thế.

Những ảnh hưởng kéo theo khi các giải đấu trong nước “đóng băng” rõ ràng hiển hiện. Đặt ra giả thiết, đầu tháng 5 LS V-League 2020 mới tiếp tục diễn ra. Khi đó, chỉ còn hơn 5 tháng để đời sống bóng đá nước nhà hoàn tất những công việc của mình, rồi dành chỗ cho các ĐTQG.

Oái oăm ở chỗ, bây giờ thì thảnh thơi những rồi sắp đến sẽ đá “dồn toa” cho kịp tiến độ. Chính điều này, sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch hay cả thể trạng, phong độ của tuyển thủ khi lên làm việc trên ĐTQG cho các giải đấu quan trọng vào 3 tháng cuối năm.

Nhìn vàò thực tế hiện nay của tình hình dịch bệnh, để sắp xếp được ổn thỏa những kế hoạch tiếp theo quả là không dễ. Có nghĩa mọi thứ sẽ rắc rối, không có sự chủ động cần thiết bởi những tính toán đều phải dựa vào diễn biến của công tác phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19.

Những thay đổi bất khả kháng, nằm ngoài tiên liệu trong việc thay đổi lịch thi đấu sẽ khiến ông Park cùng VFF, VPF phải có những phương án đa chiều, đụng đâu dùng đó phù hợp với tình hình. Tất cả không chỉ cho LS V-League xong việc, còn cho cả những mục tiêu quan trọng của bóng đá Việt Nam trong năm 2020.

Các đội bóng với những căn chỉnh để phù hợp

Việc LS V-League 2020 tạm hoãn đúng là quá bất tiện và gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho các cơ quan điều hành. Rộng hơn đó là ảnh hưởng trực tiếp đến câu chuyện ăn tập, căn chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tế của các CLB.

Ngoài ra, còn cả việc kinh phí, lương thưởng cho cả một đội bóng. Nhìn chung, sẽ phải có những căn chỉnh và giải pháp để các CLB ổn định nhất mọi việc trong những ngày không đá bóng này.

Chú thích ảnh
VPF đang cân nhắc khả năng cho LS V-League 2020 trở lại với hình thức thi đấu không có khán giả, như vòng 1 và vòng 2. Ảnh: Hoàng Linh

Nói một cách lạc quan nhất, quãng nghỉ như là vốn thời gian quý giá với một số đội bóng. Lúc đó, những khiếm khuyết trong đội hình sẽ được bổ sung, lấp đầy. Đồng thời, đây như cơ hội để cho những cầu thủ chấn thương có thể hồi phục và trở lại kịp thời.

Thực tế là vậy, với những chia sẻ của đội trưởng Hà Nội FC Nguyễn Văn Quyết : "Mới đầu mùa bóng, nhưng đội bóng đã gặp vài ca chấn thương. Vậy nên, có thể thời gian tạm hoãn giải đấu sẽ thêm điều kiện để những anh em trong đội bóng như Thành Chung, Văn Kiên phục hồi chấn thương và kịp trở lại thi đấu”.

Nhìn vào tất cả những diễn biến ở các đội bóng, dù có cấm trại hay cho cầu thủ xả trại vài ngày sau vòng 2 đều có điểm chung. Đó là đảm bảo an toàn về công tác phòng chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu.

Cho dù có xả trại nghỉ ngơi thì cầu thủ cũng ăn ở tại bản doanh đội bóng chứ rất ít trường hợp về quê hay về thăm gia đình. Đó là xử lý an toàn của các cầu thủ để hạn chế thấp nhất việc đi lại, nhất là di chuyển bằng máy bay. Nói chung, xả trại chỉ như không phải tập luyện theo giáo án ngày 2 buổi, còn về cơ bản mọi sinh hoạt vẫn diễn ra tại nơi đội bóng ăn ở.

Tạm nghỉ tập vài ngày để cầu thủ thoải mái và nạp lại năng lượng cho chu kỳ mới, đó là việc các CLB đã làm. Cũng chính từ đây, âu lo lớn nhất với các HLV đó là làm sao giải quyết bài toán ăn rồi tập, tập rồi ăn dễ dẫn đến tình trạng lên cân hoặc bỏ mất phong độ vì cứ tập chay chứ không được đá thật.

Mà trong bối cảnh này, muốn ráp kèo với đội này, đội khác để đá giao hữu cũng khó. Cơ bản, không đội nào muốn phải di chuyển qua lại các địa phương để đề phòng những bất trắc về sức khỏe cho quân mình.

Chú thích ảnh
Văn Toàn là một trong số rất nhiều tuyển thủ QG đã có sự ủng hộ cho chiến dịch chống dịch bệnh Covid-19 của cả nước. Ảnh: NVCC

Trách nhiệm cùng cộng đồng

Khi mà tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, khi cả xã hội đang chung tay trong công tác phòng chống, đã thấy những hưởng ứng, kết nối và sẻ chia nơi cầu thủ bóng đá Việt. Ở đó là những lời kêu gọi về cả hành động chung tay chống dịch. Hơn hết, đó là đóng góp về vật chất cùng chung tay với cộng đồng trong điều kiện, khả năng của mình.

Trong ngày 22/3, tuyển thủ Nguyễn Văn Toàn đã trao số tiền mà cầu thủ này đóng góp cũng như nhận được từ người hâm mộ thông qua trang cá nhân của mình.

"Mình đã được những sự ủng hộ của người hâm mộ trên fanpage của mình, qua 4 ngày huy động, số tiền người hâm mộ và một số cầu thủ trong đội tuyển chuyển vào tài khoản của tôi lên tới 130 triệu đồng, và chỉ trong sáng hôm nay, trước khi đến với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số tiền ủng hộ đó đã lên tới 150 triệu đồng. Đây là tấm lòng, là tình cảm của mỗi người trẻ chúng tôi với mong muốn chung tay cùng Tổ quốc chiến thắng đại dịch", Nguyễn Văn Toàn chia sẻ.

Trong những ngày qua, rất nhiều cầu thủ khác, bằng hình thức khác nhau cũng đã ủng hộ, đóng góp, chung tay vào chiến dịch chống dịch bệnh Covid-19. Một số người chọn cách nhắn tin ủng hộ, một số khác chuyển khoản tiền mặt vào tài khoản của các tổ chức Chính phủ.

Sự lan tỏa những hành động thiết thực của các cầu thủ bóng đá có thể được coi hành động, nghĩa cử đáng quý trong tình hình cả nước căng mình chống dịch như thế này.

Trần Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm