24/02/2019 16:20 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org)- Chỉ xếp thứ 3 trong danh sách các ứng viên, việc HLV Nguyễn Quốc Tuấn cầm đội ban đầu được coi là lựa chọn miễn cưỡng của VFF. Vậy nhưng, qua hành trình của U22 Việt Nam tại Campuchia đến thời điểm này, có lẽ đã đến lúc có một cái nhìn khác về nhà cầm quân này.
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá bán kết U22 Đông Nam Á 2019: 15h30, 24/2: U22 Việt Nam vs U22 Indonesia https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6 18h30, 24/2: U22 Campuchia vs U22 Thái Lan https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6 Xem chi tiết lịch thi đấu giải U22 Đông Nam Á TẠI ĐÂY |
Trước thềm giải đấu, VFF mời Hoàng Anh Tuấn cầm đội nhưng vị HLV từng đưa U20 Việt Nam lần đầu tiên dự U20 World Cup từ chối vì bận việc riêng. VFF được gợi ý chuyển hướng sang ông Philippe Troussier- HLV đang đảm nhiệm vai trò giám đốc kỹ thuật tại PVF, nhưng không khả thi. Ông Nguyễn Quốc Tuấn cuối cùng được lựa chọn như một phương án “chữa cháy” khi thời gian không còn nhiều.
So với Hoàng Anh Tuấn, thành tích cầm quân của ông Nguyễn Quốc Tuấn là rất mờ nhạt. Kết thúc 3 mùa V-League dẫn dắt Hoàng Anh Gia Lai mà không có một danh hiệu nào, ông Tuấn lui về làm công tác đào tạo trẻ. Hoài nghi đối với khả năng cầm tuyển trẻ của ông Tuấn là có khi VFF chính thức trao “ấn kiếm” cho ông.
Năng lực không được đánh giá cao bằng các đồng nghiệp, ông Tuấn còn gặp vô vàn khó khăn khi nhận lời dẫn dắt U22 Việt Nam. Ngày 10/1, chỉ hơn 1 tháng trước khi giải vô địch U22 Đông Nam Á khởi tranh, ông Tuấn mới chính thức cầm đội. Thời gian U22 Đông Nam Á diễn ra lại trùng với thời điểm V-League mùa 2019 khởi tranh. Các CLB trong nước không chịu nhả quân khiến ông Tuấn không có được lực lượng tốt nhất. Trong đội hình chỉ có Lương Hoàng Nam từng dự U20 World Cup và Top 40 cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thế giới Phan Thanh Hậu là 2 nhân tố nổi bật nhất.
U22 Đông Nam Á được tổ chức thi đấu trên sân cỏ nhân tạo, vốn rất bất lợi cho những cầu thủ quen đá sân cỏ của chúng ta. Mặt sân cứng, dễ chấn thương cùng điều kiện thời tiết nắng nóng ở Campuchia khiến khó khăn của ông Tuấn tăng lên gấp nội. Cũng chính vì thế, người hâm mộ và giới chuyên môn chẳng mấy lạc quan về thành tích của U22 Việt Nam ở giải đấu. Đã vậy, cái nhìn dành cho lứa cầu thủ này còn kahứt khe bởi ảnh hưởng của thành công của U23 Việt Nam thời gian qua.
“Lửa thử vàng”
Gian nan là vậy nhưng...
“Lúc này nói gì đến khó khăn nữa. Giờ là lúc chúng tôi tập trung cho mục tiêu cụ thể ở từng trận đấu”, ông Tuấn gạt phăng những suy nghĩ tiêu cực, khơi dậy quyết tâm cho học trò và có lẽ cho cả chính ông ngay buổi tập đầu tiên ở Phnom Penh.
VIDEO ông Tuấn "đá ma" cùng học trò trong buổi tập
Một ngày sau, U22 chính thức bước vào giải đấu. Dấu ấn ông Tuấn dần hiện rõ qua từng trận. Gặp U22 Philippines, Việt Nam bị dẫn trước. Ông Tuấn thực hiện điều chỉnh, tung Danh Trung và Minh Bình vào sân ở hiệp 2. Ngay lập tức, phương án chiến thuật của ông phát huy tác dụng. Chính 2 cầu thủ trên đã ghi liên tiếp 2 bàn chỉ trong vòng 4 phút, làm nên cuộc lội ngược dòng cho U22 Việt Nam. Trận thứ 2 đối đầu Timor Leste, dù ông Tuấn phải cất 6 cầu thủ để tránh quá tải, U22 Việt Nam vẫn có trận đấu bùng nổ, giành chiến thắng 4-0. Đụng độ Thái Lan lượt trận cuối vòng bảng, ông Tuấn chỉ sử dụng đội hình 2. Chúng ta vẫn có thế trận lấn lướt trước người Thái.
Qua hành trình trên đất Campuchia, có thể thấy U22 Việt Nam càng chơi càng hay. Chiếc vé vào bán kết với ngôi đầu bảng là hoàn toàn xứng đáng.
Điều quan trọng hơn cả là ông Tuấn đã góp phần “khai quật” những nhân tố mới. Danh Trung, Minh Bình, Thanh Sơn, Văn Biểu đang mở ra hy vọng mới về lứa cầu thủ kế cận. Về ngắn hạn, U22 Việt Nam đang tạo nên nguồn cung nhân lực cho vòng loại U23 châu Á sắp tới và xa hơn là SEA Games 30 diễn ra vào cuối năm.
Nhiệt huyết & tình cảm
Kể từ lúc tập trung đội tập huấn tại TP. HCM cho tới thời điểm này, ông Tuấn mới có hơn 1 tháng gắn bó với các cầu thủ. Nhưng qua các buổi tập và trận đấu của U22 Việt Nam, sự gắn kết mà ông thầy này tạo ra cho toàn đội có thể thấy rõ.
Những buổi tập của đội, ông Tuấn thường bắt đầu bằng việc tham gia đá ma với học trò nhằm tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ trước khi tập chiến thuật. Vị HLV có biệt danh Tuấn “mát” bởi tính cách có phần ngông ngênh nhưng với học trò lại thấu hiểu và tình cảm. Ông biết Danh Trung có phần rụt rè rước truyền thông nên cố tránh để cậu học trò phải chịu áp lực khi được đề nghị phỏng vấn. Sự quan tâm còn được thể hiện ở cách ông dặn dò cầu thủ việc ăn uống, sinh hoạt sau mỗi buổi đội tập trung ăn tối...
Cũng nhờ vậy, bầu không khí của toàn đội trên đất Campuchia luôn vui tươi. Các cầu thủ cảm thấy gần gũi hơn với vị HLV. Hai tiếng “Thầy ơi” trong những buổi tập từ các cầu thủ dành cho ông Tuấn nghe rất đỗi thân thương. Và trên sân đấu, Danh Trung, Minh Bình, Thanh Hậu, Xuân Tú mỗi khi ghi bàn, việc đầu tiên họ làm là chạy nhanh tới đường piste, ông lấy nhà cầm quân 45 tuổi.
Cách ăn mừng đó thể hiện sự biết ơn của các học trò dành cho ông Tuấn, cho thấy sự gắn kết của một tập thể dù thời gian bên nhau chưa nhiều. Hy vọng, nền tảng đó sẽ tạo đà cho U22 Việt Nam vươn xa hơn nữa tại U22 Đông Nam Á.
VIDEO ông Tuấn "đá ma" cùng học trò trong buổi tập
Cẩm Oanh- Tuấn Cương (từ Phnom Penh)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất