13/12/2015 06:13 GMT+7 | Các ĐTQG
(lienminhbng.org) - Từng trực tiếp mổ và điều trị thành công nhiều ca chấn thương phức tạp cho các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Công Dũng, nguyên TTK Hội Y học Thể thao TP HCM đã có những chia sẻ cùng Thể thao & Văn hóa về kinh nghiệm phòng chống các chấn thương trong thi đấu, cũng như giải thích nguyên nhân vì sao cầu thủ Việt Nam thường gặp chấn thương mỗi khi tập luyện, thi đấu với cường độ cao.
Theo bác ỹ Dũng với những ca chấn thương liên quan đến đầu gối, cổ chân, đứt dây chằng thì trình độ y học thể thao Việt Nam hiện nay hoàn toàn có khả năng chữa khỏi.
“Với những kết quả nghiên cứu 5, 6 năm trở lại đây y học thể thao Việt Nam hoàn toàn có khả năng chữa trị thành công những chấn thương phức tạp trong thi đấu thể thao, như các chấn thương liên quan đến đầu gối, cổ chân. Thời gian điều trị và hồi phục hoàn toàn nằm trong khoảng từ 6-8 tháng. Trong luận án chuyên khoa cấp 2: “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước trên vận động viên bóng đá” của tôi, cũng như trong thực tế điều trị đều đã chứng minh được điều đó”.
Bắt bệnh nguyên nhân dẫn đến chấn thương của các cầu thủ, bác sỹ Dũng hiến kế: “Với kinh nghiệm và những nghiên cứu khoa học của mình, theo tôi cách duy nhất để cầu thủ chúng ta phòng ngừa chấn thương đó là duy trì thế lực. Duy trì thể lực nó nằm trong việc duy trì chế độ tập luyện đều đặn, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học (đấy cũng là điểm yếu lớn nhất của cầu thủ Việt Nam, bởi đa phần họ chưa thật sự chú trọng trong việc xây dựng nguồn dinh dưỡng thật tốt cho bản thân).
Dựa trên các hiểu biết của mình, nguyên TTK Hội Y học Thể thao TP HCM cũng lý giải nguyên nhân vì sao ĐT U23 Việt Nam dưới thời HLV Miura cầu thủ thường gặp nhiều chấn thương. Và theo bác sỹ Dũng, HLV Miura cũng có một phần trách nhiệm, song nguyên nhân cơ bản là do cầu thủ Việt Nam chưa có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ông cho biết: “Tôi không dám kết luận bài tập nặng hay không, nhưng nếu cầu thủ bị chấn thương có nghĩa là bài tập và chương trình huấn luyện đó thể lực của các cầu thủ không đáp ứng đủ.
Thể lực cầu thủ là một quá trình tích lũy rất là lâu dài và vấn đề dinh dưỡng nó đặc biệt quan trọng.
Đối với vận động viên thể thao họ cần phải đáp ứng được 5 yêu cầu dinh dưỡng: Thứ nhất, là phải cung cấp đủ năng lượng và nước điều giải để tập luyện, thi đấu. Thứ hai, là phải cung cấp đầy đủ những vi tích dinh dưỡng vitamin để cơ thể hoạt động một cách tối đa.
Thứ ba, phải bù đủ những thứ thiếu hụt về các chất đó sau khi tập luyện và thi đấu.
Thứ tư phải làm chống được sự oxy hóa, chống được sự lão hóa (bởi vì do thường xuyên tập luyện và thi đấu nên xương khớp của các vận động viên thể thao nhanh lão hóa hơn người bình thường.
Thứ năm, dinh dưỡng thể thao phải không có độc, đồng thời nó phải đào thải được chất độc, bản thân dinh dưỡng thể thao phải không có chất doping nữa”.
Bác sỹ Dũng kết luận: “Hiện nay dinh dưỡng thể thao của Việt Nam chưa đáp ứng đủ 5 yêu cầu đó, nên thể lực của cầu thủ Việt Nam không thể duy trì tốt trong suốt thời gian thi đấu, dẫn đến tình trạng quá tải và thường hay gặp chấn thương”.
Tuệ Chính (ghi)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất