Vì sao HLV Park Hang Seo không để cầu thủ HAGL nào đá chính trước Philippines?

04/12/2018 06:25 GMT+7 | Các ĐTQG

(lienminhbng.org) - Đội hình xuất phát của Việt Nam ở trận bán kết lượt đi AFF Cup không có cầu thủ HA.GL nào trong đó đáng chú ý nhất là việc Công Phượng ngồi dự bị.

 

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá: Philippines vs Việt Nam, AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá: Việt Nam vs Philippines, AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bán kết AFF Cup 2018. Việt Nam vs Philippines. Nhận định và soi kèo Việt Nam vs Philippines. VTV6, VTC3 trực tiếp bóng đá.

Lịch thi đấu lượt về bán kết AFF Cup 2018:

19h00, ngày 5/12: Thái Lan vs Malaysia (lượt đi 0-0)

19h30 ngày 6/12: Việt Nam vs Philippines (lượt đi 2-1)

Lượt đi Chung kết:

11/12: Thái Lan/Malaysia vs Việt Nam/Philippines

Lượt về Chung kết:

15/12: Việt Nam/Philippines vs Thái Lan/Malaysia

 

Lựa chọn của ông Park Hang Seo kéo theo sự thay đổi trong lối chơi của chúng ta. Việt Nam thể hiện một phong cách rất khác với các trận vòng bảng trước đó. Đây là trận đấu thể hiện rõ nét nhất lối chơi ít chạm của các cầu thủ kể từ đầu giải.

Hai bàn thắng của Anh Đức và Văn Đức là minh chứng sống động cho lối đá đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả của “Những ngôi sao vàng”. Chỉ một đường chuyền và lại là chuyền dài, tiền đạo Việt Nam đã tiếp cận cấm địa Philippines và dứt điểm ghi bàn. Đấy là cách tiếp cận khung thành đối thủ chưa từng thấy ở đội tuyển trong các trận vòng bảng trước đó.

Chú thích ảnh

Nếu nhìn lại những bàn thắng được thực hiện ở vòng bảng thì chúng ta dễ thấy là bao giờ nó cũng được triển khai theo một trong 2 cách. Hoặc là cầu thủ đá biên dẫn bóng sâu xuống biên ngang hoặc ít nhất là cũng ngang vòng cấm đối phương rồi chuyền vào trong cho đồng đội (kiểu như Văn Hậu, Trọng Hoàng đã làm).

Hoặc là phải sau một số pha phối hợp ở đoạn ngắn hoặc đi bóng ở khu vực trung tâm rồi chúng ta mới thực hiện một quả chọc khe vào vòng cấm hay sút từ ngoài cấm địa đối phương (kiểu Xuân Trường, Văn Đức, Quang Hải đã làm). Nhưng cả hai kiểu ghi bàn này của đội tuyển Việt Nam đều có đặc điểm là các cầu thủ phải chạm bóng nhiều và vì thế mà mất nhiều thời gian trước khi chúng ta thực hiện pha dứt điểm quyết định.

Có điều đáng chú ý là trong 3 trận vòng bảng đầu tiên gặp Lào, Malaysia và Myanmar, ông Park đều để Công Phượng đá chính còn trước Philippines, Công Phượng chỉ vào sân ở cuối trận. Khi có Công Phượng, Việt Nam không thể đá nhanh, ít chạm vì Công Phượng không phải tiền đạo giỏi chơi bóng nhanh, ít chạm.

Chú thích ảnh

Nếu dùng Công Phượng đá chính mà lại chơi nhanh, ít chạm thì Công Phượng trở nên lạc lõng. Cầu thủ của HA.GL luôn có xu hướng cầm bóng lâu, rê dắt nhiều. Kỹ thuật đi bóng của Công Phượng tuy khéo léo nhưng lối chơi ấy dẫn đến sự rườm rà và làm chậm nhịp độ tấn công hoặc phản công của đội tuyển nên mất đi tính bất ngờ và đột biến. Chưa kể là Công Phượng không mạnh về tốc độ nên khả năng gây đột biến càng thấp.

Khi gặp những đội vây ráp tốt thì kiểu đá của Công Phượng trở nên rất kém hiệu quả. Kiểu đá của Công Phượng chỉ đặc biệt phù hợp trong bối cảnh đối thủ lâm vào tình huống buộc phải dâng cao đội hình nhằm tìm kiếm bàn thắng và để lộ nhiều khoảng trống phía sau còn khi chúng ta cần tìm cách luân chuyển bóng nhanh để tránh nguy cơ bị đối thủ áp sát và cần tiếp cận khung thành đối phương nhanh nhất có thể thì Công Phượng không phù hợp.

Đó là lí do ông Park không để Công Phượng đá chính trước Philippines và ai cũng thấy Việt Nam chơi đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn vô cùng hiệu quả. Thực tế thì khả năng rê dắt bóng luôn là một phẩm chất kỹ thuật quan trọng của một cầu thủ tấn công. Nhưng quan trọng là anh ta phải biết tiết chế và sử dụng sở trường của mình đúng lúc đúng chỗ.

Nhưng Công Phượng lại không thuộc mẫu tiền đạo ấy và vì thế ông Park luôn cân nhắc trong việc khi nào dùng anh đá chính, khi nào không. Đây không phải lần đầu tiên ông Park cho Công Phượng dự bị và chắc chắn cũng không phải trận cuối cùng.

HT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm