26/09/2014 13:54 GMT+7 | Thế giới Sao
(lienminhbng.org) - Hiện nay, thế giới bóng đá xuất hiện rất nhiều cầu thủ theo đạo Hồi và sự sùng đạo của họ thậm chí còn khiến các CLB buộc phải thích nghi theo những nguyên tắc nhất định họ đề ra.
Hồi tháng 7 năm 2013, nhà báo của BBC Rob Cowling nhận xét rằng các cầu thủ Hồi giáo đang làm thay đổi văn hóa bóng đá ở Anh, làm ảnh hưởng đến việc tập luyện và thi đấu của rất nhiều cầu thủ.
Những khác biệt
Một số người thì từ chối mặc những chiếc áo đấu được tài trợ bởi các công ty cá độ hay tài chính bởi vì lãi suất và cờ bạc là những điều cấm kỵ trong đạo Hồi. Những phức tạp trong cuộc sống của các cầu thủ Hồi giáo khiến cho họ từng là nạn nhân của phân biệt chủng tộc và thậm chí những CLB ký hợp đồng với những cầu thủ này cũng sẽ bị chỉ trích.
Bóng đá được Iran biết tới bởi những công nhân dầu mỏ tới từ Anh và được thúc đẩy phát triển dưới thời của Reza Shah những năm 1920. Và mặc dù việc xem cũng như chơi bóng đá vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi khi mắc phải những quy tắc ngặt nghèo bởi tôn giáo của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thì bộ môn thể thao Vua vẫn trở nên phổ biến ở đất nước này.
Trong khi đó, bóng đá ở Palestine, một nước Hồi giáo khác, thì cũng được biết tới bởi người Anh trong thời gian đóng quân khoảng từ năm 1920 đến 1948. Năm 2011, Palestine thậm chí đã có một đội bóng nữ tên là Girls FC với sự gia nhập của cả đạo Hồi và Kito giáo. Tất nhiên, họ luôn phải mặc quần dài khi thi đấu và gặp nhiều chỉ trích nhưng vẫn ngày càng phát triển.
Năm 2010, một cầu thủ Iran là Ali Karimi đã bị đội bóng Steel Azin sa thải vì vi phạm luật trong tháng ăn chay Ramadan. Trong một buổi tập luyện, Karimi bị bắt gặp uống nước. Sau đó anh còn bị xử phạt 40 ngàn đô la. Năm 2011, khi đang khoác áo Newcastle United, cầu thủ Demba Ba đã ghi cả 3 bàn thắng trong chiến thắng 3-1 trước Blackburn Rovers trong trận đấu đầu tiên sau tháng ăn chay. Anh được miêu tả là “lờ đờ và thiếu nước” trong suốt trận đấu.
Ảnh hưởng nhiều mặt
Newcastle cũng là đội đầu tiên có phòng cầu nguyện dành riêng cho các cầu thủ theo đạo Hồi cả ở sân St James’ Park và đại bản doanh. Dù những căn phòng này không được thiết kế đặc biệt cho các cầu thủ Hồi giáo nhưng được sử dụng với mục đích cầu nguyện dành cho Demba Ba, Papiss Cisse, Hatem Ben Arfa và Cheik Tiote. Trong mùa giải 2012-2013, có tới 7 cầu thủ Hồi giáo của Newcastle sử dụng căn phòng ở đại bản doanh để cầu nguyện. Một số cầu thủ như Demba Ba hay Papiss Cisse còn ăn mừng bàn thắng theo kiểu đạo Hồi khi quỳ rạp người xuống mặt cỏ và cầu nguyện. Năm 2012, bình luận viên bóng đá Gary Lineker đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi sau khi miêu tả màn ăn mừng này của Karim Ait-Fana của đội Montpellier là “ăn cỏ”.
Các cầu thủ Hồi giáo cũng mặc những chiếc áo đấu truyền tải thông điệp của tôn giáo này. Adel Taarabt của QPR nổi tiếng với chiếc áo có dòng chữ “Tôi yêu Allah” (I love Allah) còn Samir Nasri thì mặc chiếc áo có chữ “Eid Mubarak” (lời chào của người Hồi giáo dành cho nhau trong ngày lễ Eid ul-Fitr) sau khi ghi bàn vào lưới Southampton cho Manchester City.
Những lãnh đạo Hồi giáo ở Malaysia còn kêu gọi người dân không được mặc áo thi đấu của FC Barcelona, Brazil vì họ có biểu tượng thánh giá của Thiên chúa giáo. Áo của Manchester United cũng bị phản đối vì có biểu tượng của Quỷ. Trong năm 2012, Real Madrid đã phải gỡ bỏ hình cây thánh giá trên áo đấu để thúc đẩy việc bán hàng. Tháng 7 năm 2013, Papiss Cisse còn từ chối mặc chiếc áo đấu có tên nhà tài trợ Wonga.com bởi đây là một công ty cho vay lãi. Frederic Kanoute còn luôn sử dụng áo đấu thay thế của mình để không dính líu gì đến nhà tài trợ 888.com của đội Sevilla.
Năm 2012, FIFA đã phải thay đổi luật khi cho phép các cầu thủ nữ được phép mang khăn trùm đầu khi thi đấu. Trước đó, điều này là bị cấm.
Yến Nhi (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất