18/10/2021 09:39 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Đội tuyển U23 Việt Nam với VCK U23 châu Á 2018, chính là mốc son xán lạn đầu tiên ở một giải đấu chính thức, dưới triều đại HLV Park Hang Seo. Nhưng, điều đó không bao giờ lặp lại được nữa.
Giải đấu 2 năm sau đó, VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan, chúng ta thất bại toàn tập. Mặc cho lúc này, các ĐTQG Việt Nam của ông Park đã vô địch Đông Nam Á, vào tới bán kết ASIAD 2018, tứ kết Asian Cup 2019... Nhưng tại giải đấu U23 châu Á lần thứ 4 được tổ chức trong 5 năm, chúng ta đã bị loại ngay sau vòng bảng, dù với tư cách đương kim á quân.
Nó nói lên điều gì? Bóng đá trẻ là thiếu ổn định. Và ngoài ra, đội bóng dưới thời ông Park, đã không còn giữ được yếu tố bất ngờ nữa.
Về năng lực cạnh tranh, chúng ta vẫn có thể kiếm được suất dự VCK U23 châu Á vào năm sau 2022, với sự chuẩn bị khá chỉnh chu. Bóng đá Việt Nam sau tất cả những gì đã diễn ra, với HLV Park Hang Seo và cộng sự, đang có sự ổn định nhất định về biểu đồ thành tích và năng lực cạnh tranh cấp độ đội tuyển. Nhưng, cạnh tranh ngôi thứ một cách sòng phẳng với các nền bóng đá hàng đầu, thì hơi khó.
HLV Park Hang Seo đã làm được 2 điều mà những người tiền nhiệm không làm được với bóng đá Việt Nam, ít nhất về mặt thành tích ở giải đấu chính thức. Đấy chính là chiếc HCV SEA Games 2019 và suất chơi bán kết ASIAD 2018. Nhưng cả 2 giải đấu này, đều thuộc chu kỳ của Đại hội Thể thao Đông Nam Á và bóng đá (nam) chỉ là một bộ môn thuộc Đại hội. Nếu so với bóng đá nữ đã hơn một lần tiệm cận FIFA World Cup, thì chưa chắc bằng. Tất nhiên, cũng tựa như U23 châu Á ở Thường Châu 2018, nó dành cho bóng đá trẻ.
Bóng đá trẻ và bóng đá đỉnh cao là rất khác nhau. Hôm qua, đội tuyển U23 Việt Nam đã có trận giao hữu thứ 2, trong quá trình chạy đà cho chiến dịch vòng loại U23 châu Á 2022. Kết quả trong các trận giao hữu như thế này không phải là thứ quan trọng nhất, mà là lối chơi, là chiến thuật chuẩn bị, là chiến lược.
HLV Park Hang Seo đã hơn một lần chia sẻ rằng, một mình ông không thể đưa bóng đá Việt Nam đến VCK World Cup. Nó là một chiến lược dài hơi, cần nhiều nguồn lực, bao gồm cả sự hỗ trợ định hướng từ chính phủ. Từ kinh nghiệm rút ra với bóng đá Hàn Quốc mà có được.
Thời gian vừa rồi, ông Park đâm ra chịu nhiều sức ép, sau những kết quả không tốt của đội tuyển Việt Nam. Sức ép ấy chính là tự 1 bộ phận người hâm mộ và mạng xã hội tạo ra mà thôi, chứ người hiểu việc, lại chẳng ai trách cứ thầy trò ông Park cả. Chúng ta thua Arabia Saudia, với Asutralia, Trung Quốc và Oman thôi mà, chứ có thua ai đâu. Tất cả các đối thủ ấy đều mạnh hơn Việt Nam. Và cũng như Nhật Bạn, sẽ là đội chiến thắng ở trận đấu tới khi đối đầu với Việt Nam.
Bóng đá là mạnh được yếu thua. Và tầm này rồi, khi chúng ta đã không còn yếu tố bất ngờ nữa, thì mọi cấp độ ĐTQG, phải trở về với đúng giá trị của nó. Không phải bởi ông Park hết phép, mà năng lực của chúng ta chỉ có vậy. Đừng đòi hỏi.
Trong một đôi năm nữa, các ĐTQG Việt Nam sẽ: Giành HCV SEA Games 31 trên sân nhà, vô địch AFF Suzuki Cup thêm một lần nữa, lọt vào VCK U23 châu Á và có thể là tứ kết Asian Cup... Với điều kiện, các đội bóng vẫn được dẫn dắt bởi HLV Park Hang Seo. Phi thầy Park bất thành.
Nên, thay vì bàn ra, thì hãy vun vào. Sắp tới VFF và thầy Park sẽ gia hạn hợp đồng vốn có sẵn điều khoản tự gia hạn. Ngẫm, thương cho ông Park quá đỗi, sau 4 thất bại liên tiếp vốn được dự báo từ trước đang có phần phải chịu thiệt thòi.
Theo quan điểm của người viết, sau Alfred Riedl, Henrique Calisto, chúng ta không thể đối xử tương tự với các công thần, với trường hợp của Park Hang Seo, người đã đưa bóng đá Việt Nam vượt lên trên tất cả các vị tướng tiền nhiệm.
CCKM
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất