Tóm tắt Giải thưởng

"Giải thưởng được thành lập theo sáng kiến của gia đình Bùi Xuân Phái và báo Thể thao & Văn hóa nhằm tôn vinh sự nghiệp của Bùi Xuân Phái và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông. Giải thưởng được trao hàng năm cho những Tác giả , Tác phẩm , Ý tưởng , Việc làm có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao gắn bó với các mặt đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội "

Xem tiếp

Công bố Đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 12-2019: Hà Nội và những chuyển động không ngừng

07:11:00 24/08/2019

(lienminhbng.org) - Sự cân bằng giữa những câu chuyện mang tính hoài cổ và những yếu tố đương đại là một trong những điểm nổi bật trong danh sách đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội năm 2019.

Tái hiện 200 tranh ‘Bùi Xuân Phái với Hà Nội’ bằng công nghệ mới

Tái hiện 200 tranh ‘Bùi Xuân Phái với Hà Nội’ bằng công nghệ mới

Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện mang tên Bùi Xuân Phái với Hà Nội khai mạc chiều nay (10/10) tại Bảo tàng Hà Nội.

Từ Giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội năm 2019, có thể thấy, một trong những điểm nổi bật nhất của mùa giải thứ 12 là sự cân bằng giữa những câu chuyện, công trình mang tính hoài cổ và những yếu tố, màu sắc đương đại.

Nhà thơ Bằng Việt - Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết, các hạng mục giải thưởng đều có nhiều đề cử “nặng ký.”

Vừa có tính hoài cổ, vừa mang màu sắc đương đại

Nhiều đề cử cùng cho thấy tinh thần hoài cổ, tái dựng bối cảnh, không gian Hà Nội của một thời đã xa nhưng có cách thể hiện khác biệt. Điều này thể hiện rõ qua những đề cử thuộc hai hạng mục giải thưởng: Tác phẩm-Vì tình yêu Hà NộiViệc làm-Vì tình yêu Hà Nội.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Ba cuốn sách (“Một thời Hà Nội hát” của Nguyễn Trương Quý, “Kim Liên một thuở” của Vũ Công Chiến và “Hà Nội quán xá phố phường” của Uông Triều) mang tới những góc nhìn thú vị về đất và người Hà thành.

Nguyễn Trương Quý đã tái dựng một phần đời sống của Hà Nội trong quá khứ. Cuốn du khảo “Một thời Hà Nội hát” tập trung vào một lát cắt lịch sử của Thủ đô: quãng thời gian trước và sau năm 1954. Không có tham vọng lấp đầy những khoảng trống, Nguyễn Trương Quý chọn khảo sát một mảng hiện thực mà giới sử học thường ít chú ý tới: đời sống giải trí đô thị.

Trên tinh thần ấy, Nguyễn Trương Quý đưa người đọc trở lại con đường của tân nhạc để khám phá “huyền thoại Hà Nội” (như lời tác giả). Huyền thoại ấy được dệt nên từ lời ca, tiếng nhạc của những tên tuổi gắn với một thời vàng son: Đoàn Chuẩn, Phạm Duy, Văn Cao, Hoàng Trọng, Hoàng Dương… Từ đó, “Một thời Hà Nội hát” mang đến cho người đọc những hình dung rõ nét về mỹ cảm và thị hiếu của thị dân Hà Nội một thời.

Trong khi đó, “Kim Liên một thuở” (Vũ Công Chiến) đưa người đọc ngược dòng thời gian về thăm lại Kim Liên - khu tập thể cao cấp đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1959. Tác phẩm không chỉ giúp thế hệ 5X, 6X, 7X trở về với những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ mà còn cho thế hệ trẻ một cái nhìn dung dị, ấm áp về văn hóa, lối sống, nếp nghĩ và cách ứng xử của người Hà Nội.

Chú thích ảnh
Bìa cuốn "Hà Nội quán xá phố phường" của Uông Triều

Lựa chọn một góc nhìn khác (từ ẩm thực), tác giả Uông Triều mang tới cho người đọc hình dung chân thực, sinh động về nhịp sống thường nhật của Hà Nội.

Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: “Chúng tôi lựa chọn các đề cử ở hạng mục giải thưởng Tác phẩm-Vì tình yêu Hà Nội thiên về thể loại khảo cứu hơn là văn chương hư cấu. Đó là những tác phẩm được các tác giả dày công thực hiện, có giá trị tư liệu cao, vừa tái dựng một phần đời sống văn hóa, nghệ thuật của người Hà Nội, vừa thấm đẫm phần hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.”

Ở một góc khác, trong nỗ lực nhận diện, lưu giữ những ký ức và gìn giữ di sản của Hà thành, nhóm Ký họa đô thị Hà Nội thường tổ chức các chương trình đi thực tế, đến những địa điểm khác nhau của Thủ đô để vẽ ký họa.

Ban đầu, nhóm chỉ có bốn thành viên. Sau hơn ba năm kể từ khi thành lập (tháng 9/2019), hiện nay, nhóm có hơn 3.000 thành viên (bao cả người Việt Nam và người nước ngoài) thuộc đủ mọi lứa tuổi và nghề nghiệp. Họ cùng có chung tình yêu với tranh ký họa và niềm đam mê tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Hà Nội từ quá khứ tới hiện tại.

Viết tiếp những giấc mơ

Danh sách đề cử là những tác phẩm, ý tưởng, việc làm tôn vinh Hà Nội, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của Thủ đô. Nói khác đi, đây là những tác giả, tác phẩm, việc làm, ý tưởng “có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội và thấm đượm một tình yêu Hà Nội.”

Cụ thể, đó là nỗ lực yêu cầu khôi phục tên gọi tòa nhà “Bưu điện Hà Nội” (thay cho tên gọi VNPT Hà Nội). Năm 1893, những khối nhà đầu tiên của Bưu điện Hà Nội được khởi công xây dựng. Trong suốt hơn 120 năm song hành cùng những bước thăng trầm trong lịch sử Thủ đô, tên gọi và những ký ức gắn với công trình ấy đã đã trở thành một lớp trầm tích đặc biệt của văn hóa và lịch sử Hà Nội.

Chú thích ảnh
Nỗ lực yêu cầu khôi phục tên gọi tòa nhà “Bưu điện Hà Nội” ở Hồ Hoàn Kiếm được đề cử giải "Việc làm-Vì tình yêu Hà Nội

Giáo sư-tiến sỹ-kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính (thành viên Hội đồng giám khảo) cho rằng, hành trình hồi sinh sông Tô Lịch cho thấy sự quyết tâm của thành phố trong việc bảo một một chứng nhân của lịch Thủ đô và tạo cảnh quanh xanh, sạch, chấm dứt thực trạng ô nhiễm gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân quanh khu vực này.

Khoảng 10 thế kỷ trước, sông Tô Lịch là một trong những trục giao thông chính của kinh đô Thăng Long, cùng với sông Hồng và sông Kim Ngưu tạo thành mạng lưới đường thủy bao bọc vùng Kẻ Chợ.

Trong tổng thể chung, bên cạnh những tác phẩm, việc làm, ý tưởng gợi nhắc về  Hà Nội của một thời đã xa, danh sách đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12 còn cho thấy hình ảnh một Thủ đô hiện đại, năng động, chủ động hội nhập. Điều này thể hiện rõ qua đề cử “Xây dựng đường đua xe công thức 1 và đăng cai tổ chức giải đua vào tháng 4/2020.”

Việc xây dựng đường đua dài hơn 5,5km, các công trình phụ trợ và đăng cai tổ chức Giải đua công thức 1 (năm 2020) được coi là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời tiếp tục khẳng định Hà Nội là một điểm đến lý tưởng, an toàn cho du lịch và các sự kiện, lễ hội văn hóa, giải trí, thể thao quốc tế.

Giải thưởng “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” là giải thưởng thường niên do Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp cùng gia đình cố danh họa Bùi Xuân Phái tổ chức từ năm 2008.

Dự kiến, lễ trao Giải thưởng “Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 12 (năm 2019) sẽ diễn ra vào ngày 27/8 tại Hà Nội.

Danh sách đề cử Giải Bùi Xuân Phái-Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12 (năm 2019):

Đề cử Giải thưởng lớn-Vì tình yêu Hà Nội (một đề cử, chưa công bố).

Đề cử giải Tác phẩm-Vì tình yêu Hà Nội:

1/ Sách “Một thời Hà Nội hát” (Nguyễn Trương Quý) cho thấy góc tiếp cận độc đáo về đời sống Hà Nội qua âm nhạc của Đoàn Chuẩn.

2/ Sách “Kim Liên một thuở” (Vũ Công Chiến) là ký ức dung dị về đời sống Hà Nội trong quá khứ ở các khu tập thể cũ.

3/ Sách “Hà Nội quán xá phố phường” (Uông Triều) khắc họa nhịp sống Hà Nội với góc nhìn từ ẩm thực.

Đề cử giải Việc làm-Vì tình yêu Hà Nội

1/ Nhóm ký họa đô thị Hà Nội với các hoạt động nhằm lưu giữ ký ức Hà Nội bằng tranh.

2/ Các hoạt động tích cực của Thành phố Hà Nội và cả cộng đồng nhằm khẳng định vị thế và quảng bá hình ảnh Hà Nội - Thành phố vì hòa bình.

3/ Nỗ lực yêu cầu khôi phục tên gọi tòa nhà “Bưu điện Hà Nội” ở Hồ Hoàn Kiếm.

Đề cử giải Ý tưởng-Vì tình yêu Hà Nội

1/ Quyết tâm “hồi sinh” sông Tô Lịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng người dân Hà Nội.

2/ Xây dựng đường đua xe công thức 1 và đăng cai tổ chức giải đua vào tháng 4/2020.

3/ Dự án đào tạo, nghiên cứu “Diện mạo mới cho chợ truyền thống của Hà Nội” với sự tham gia của kiến trúc sư Steve Davies.

An Ngọc

Tin mới

Tin đã đăng

Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận của bạn

gửi ý kiến(Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)

  • (*)
  • (*)
  • (*)