03/06/2016 21:16 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Trong 4 tháng qua, các nhà nghiên cứu làm việc tại hang động Postojna ở Slovenia đã chờ đợi để chứng kiến một sự kiện kì thú, thường chỉ diễn ra 10 năm 1 lần. Đó là khi đợt trứng của con kỳ giông cái nở thành con.
Những quả trứng kỳ giông trong hang Postojna. Ảnh: Daily Mail
Kể từ thời điểm đó, các nhà khoa học đã háo hức chờ đợi thời khắc những quả trứng này nở ra. Đối với họ, có cơ hội quan sát một sự kiện như vậy là điều vô cùng hiếm có, do những "con rồng con" này thường sống tới 100 năm, và chu kỳ sinh sản của chúng chỉ diễn ra 5-10 năm/lần. Đáng kinh ngạc hơn nữa, loài động vật lưỡng cư đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng này có thể sống cả một thập kỷ mà không cần đến thức ăn.
Manh giông là loài vô cùng hiếm trên thế giới. Quá trình sinh sản của chúng càng là điều ít gặp trong thế giới tự nhiên. Ảnh: Daily Mail
Manh giông (olm) là một loài kì giông hang động sống ở dưới nước. Loài này được xem là biểu tượng của di sản thiên nhiên tại Slovenia. Hàng trăm năm trước, những cơn mưa lớn có thể khiến chúng trồi lên từ lòng đất, làm tăng thêm niềm tin tồn tại từ lâu trong dân gian rằng có những con rồng sống bên dưới lớp vỏ trái đất.
Những con manh giông da màu nhạt và không có mắt này được cho là đứa con kém phát triển của quái thú thần thoại. Ngay cả nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa Charles Darwin cũng đã từng bị cuốn hút bởi loài sinh vật này. Ông đã gọi đôi mắt thoái hóa của chúng là một ví dụ điển hình cho quá trình chọn lọc tự nhiên. Mặc dù bị mù, manh giông vẫn tồn tại thông qua quá trình cảm nhận vị giác và thính giác. Cả hai giác quan này đều cực kì nhạy bén. Đáng tiếc là số lượng loài này đã giảm đáng kể trong những năm qua do mất môi trường sống.
Trong số 64 quả trứng, một số đã nở vào ngày 30/5, và số khác chào đời hôm 1/6. 21 quả trứng còn lại được dự đoán sẽ nở trong vài tuần tới. Điều kiện trong bể cá tại hang Postojna được xem là môi trường lý tưởng cho việc sinh sản của manh giông. Trong tự nhiên, tỷ lệ trứng nở thành công không cao như vậy. Trung bình cứ 250 trứng mới có 1 quả nở thành công.
Không ai tận mắt chứng kiến cảnh con manh giông non đầu tiên quằn quại chui ra khỏi trứng, nhưng sự kiện này đã được một máy quay hồng ngoại ghi lại. Các nhân viên ở Postojna đang làm việc với một số chuyên gia về động vật lưỡng cư từ Pháp, những người chuyên nghiên cứu các con manh giông trong phòng thí nghiệm từ thập niên 1950. Ngoài hang Postojna, phòng thí nghiệm này của Pháp là nơi duy nhấtquan sát những con manh giông nở từ trứng. Trong tự nhiên, chưa ai từng trông thấy con manh giông nào dưới 2 tuổi.
Khách du lịch xếp hàng quan sát trứng manh giông ở Slovenia. Ảnh: Daily Mail
Các công dân Slovenia và du khách đến hang động đã bị cuốn hút bởi câu chuyện này từ đầu năm nay. Tuy khách du lịch không thể tận mắt trông thấy những quả trứng ở cự ly gần, một màn hình đã được lắp đặt để truyền những hình ảnh trực tiếp tới họ.
Dưới đây là đoạn video ghi lại cảnh con manh giông đầu tiên nở tại Slovenia cách đây vài ngày:
Duy An
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất