08/02/2018 11:48 GMT+7 | V-League
(lienminhbng.org) - Sau khi có nhà tài trợ chính là Công ty Cổ phần dinh dưỡng Nutifood, VPF đang làm hết sức mình để đưa khán giả đến sân. Đối với bóng đá chuyên nghiệp, lượng khán giả đến sân là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu.
CEO Tú đã đúng khi không chấp nhận đề nghị của TOYOTA giảm giá gói tài trợ 3 năm cho V-League. Thay thế TOYOTA là nhà tài trợ Nutifood, đơn vị đã từng gắn bó với Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG trong nhiều năm, tiếp sức trình làng cho bóng đá Việt Nam lứa cầu thủ tài năng như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh…. Mới đây Nutifood đã hình thành Học viện bóng đá Nutifood để tham gia đào tạo cầu thủ trẻ.
Khi đã lo xong chuyện tài chính, VPF đã có một loạt động thái nhằm kéo khán giả đến sân. Đầu tiên là yêu cầu các CLB phải có fanpage, có người quản lý. Nếu CLB chậm trễ thì VPF còn cử cán bộ“làm hộ”, đến nay 13/14 CLB có fanpage chính thức (trừ Đà Nẵng). Trong thời đại thông tin bùng nổ thì fanpage chính là sợi dây nối khán giả với sân bóng một cách hiệu quả, ít tốn kém. Những cảm xúc, tình yêu của khán giả dành cho đội bóng sẽ được chia sẻ nơi đây, những cầu thủ tận tâm thi đấu sẽ được cổ động viên ghi nhận và ngược lại.
VPF cũng tăng cường công tác quản lý các hội CĐV, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, thông qua đó quảng bá hình ảnh bóng đá Việt Nam. Ngoài các phần thưởng tháng, quý như hiện tại thì VPF khuyến khích các CLB có thêm các buổi giao lưu với cầu thủ, rút thăm may mắn tại các vòng đấu. Các hình thức như ông bầu Công Vinh và CLB TPHCM nhằm tạo không khí sôi động trước, trong và sau trận đấu sẽ được khuyến khích nhân rộng.
U23 Việt Nam thi đấu thành công tại VCK U23 châu Á, đây là cơ hội tuyệt vời để BTC V-League và các CLB kéo khán giả đến sân. Mục tiêu trung bình 10.000 lượt người/trận (gấp đội V-League 2017) như V-League 2009 từng có không phải quá khó, vấn đề chỉ là cách làm.
Sau gần 2 thập kỷ, V-League vẫn như giải đấu “gần chuyên nghiệp” bởi các CLB gần như không thu được bản quyền truyền hình và quảng cáo trên áo thi đấu. Đối với các CLB châu Âu, đây là 2 nguồn kinh phí lớn của đội bóng.
Đến nay, hai đội bóng S.Khánh Hòa, Đà Nẵng vẫn còn chưa có nhà tài trợ áo thi đấu. Trong bối cảnh đó, CLB mới được lên hạng Nam Định lại “đi sau về trước” khi sớm bắt tay với VNAsport. Trong khi nhiều CLB khác “lãng quên” việc bán đồ lưu niệm và áo thì đấu thì Nam Định đã lập chuỗi cửa hàng tại sân Thiên Trường và hợp tác với các đại lý khác trên cả nước.
VPF đang làm cho V-League tiệm cận gần hơn với các chuẩn quốc tế, trong phạm vi có thể. Đến nay, sân bãi và khán đài là điều VPF quyết tâm nâng cấp, sau bài học Quảng Nam vô địch nhưng không được tham dự AFC Champions League. 10/13 sân (CLB Sài Gòn và TPHCM dùng chung sân) đã lắp thêm ghế khu khán đài B, nhiều mặt sân được CLB cải tạo.
Xuất thân từ ông bầu futsal, có nhiều năm lăn lộn với bóng đá khiến bầu Tú, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) và Ủy viên Thường trực VFF thấu hiểu được vai trò của VPF lẫn CLB tại sân chơi V-League. Bên cạnh những sự chuẩn bị công tác chuyên môn, gưồng máy VPF và các CLB đang chạy hết công suất để chuẩn bị cho mùa giải V-League 2018.
Đông Hùng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất