Cận thị ở trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn

30/05/2024 10:41 GMT+7 | Đời sống

Cận thị ở trẻ nhỏ đang là tình trạng đáng báo động. Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ không được phát hiện sớm để kịp thời đeo kính cũng như có các biện pháp can thiệp, và sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến nhược thị ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cùng tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ qua bài viết sau đây:

Nguyên nhân và cách nhận biết cận thị ở trẻ nhỏ

Cận thị ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do trẻ sơ sinh có trọng lượng nhẹ (dưới 2,5kg). Trường hợp trẻ sinh thiếu từ 2 tháng trở lên cũng có nguy cơ cao mắc tật cận thị ở tuổi thiếu nhiên.

Ngoài ra, đa số các trường trẻ mắc tật cận thị là do thói quen ảnh hưởng đến thị lực như: Đọc sách trong điều kiện thiếu sáng hoặc ở khoảng cách quá gần.

Cận thị ở trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn - Ảnh 1.

Thăm khám định kỳ giúp giúp sớm phát hiện cận thị ở trẻ và có biện pháp kiểm soát cận thị kịp thời

Cận thị ở trẻ cần được phát hiện sớm và có biện pháp kiểm soát và khắc phục, bậc phụ huynh nhận biết trẻ mắc tật cận thị thông qua những biểu hiện sau:

- Hay nheo mắt, nghiêng đầu, nhắm một mắt khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.

- Thường hay dụi mắt.

- Thường xuyên chép sai bài hoặc viết sai chữ.

- Trẻ nhạy cảm hoặc sợ ánh sáng.

- Trẻ hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.

- Không thích các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ hình, tô màu hay tập đọc hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.

- Khi đọc hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.

Khi nhận thấy trẻ nhỏ có những dầu hiệu trên cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Cận thị ở trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn?

Khi mắt cận thị hoặc các tật khúc xạ khác (cận - viễn - loạn) mọi hoạt động của trẻ sẽ phụ thuộc vào kính gây khó khăn và cản trở trong sinh hoạt. Điều đáng quan tâm chính là nguy cơ dẫn đến nhược thị, đây là tình trạng giảm thị lực ở một mắt do sự phát triển không hoàn thiện dẫn đến chức năng của mắt bị suy giảm.

Bệnh cạnh đó, cận thị ở trẻ còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, teo hắc võng mạc dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng.

Phòng tránh cận thị học đường

Để phòng ngừa cận thị ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

- Khuyến khích trẻ vận động chơi các trò chơi ngoài trời.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

- Dạy trẻ áp dụng quy tắc thư giãn mắt "20 - 20 - 20" cứ 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.

- Đưa trẻ đến thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần tại các bệnh viện chuyên khoa mắt.

- Bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, Omega-3…

Các chuyên gia nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ khuyến cáo: Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa con đi khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt của các bé, phát hiện các tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) nhằm kịp thời điều trị, bảo vệ đôi mắt sáng trẻ thơ.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm