Vui Tết Trung thu cùng đồ chơi dân gian

30/09/2012 17:00 GMT+7 | Thế giới


(TT&VH Online) - Chương trình Trung thu 2012 - "Vui cùng đồ chơi dân gian" diễn ra rất ý nghĩa và sôi động tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) trong các ngày 29 - 30/9 (Tức 14 - 15/8 Âm lịch) . Chương trình đã thu hút đông đảo cộng đồng tham gia, đặc biệt là các em thiếu nhi, phụ huynh, học sinh, sinh viên...

Chương trình gồm nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ tiếp cận, hiểu biết về đồ chơi và trò chơi dân gian truyền thống Việt Nam, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống các làng nghề. Có tới 25 trò chơi dân gian, hơn 10 loại đồ chơi và các món ẩm thực khiến chương trình hấp dẫn và ấn tượng riêng biệt như: M úa r ối (Nam Định); làm đèn ông sao, đèn ông sư, đèn thỏ (H à Nội ); là m trống (Hưng Yên); l àm con vật chuyển động (Nam Định): l àm hoa quả bằng bột, đất nặn (Hà Nội)... Mỗi gian hàng đều có sự chỉ dẫn và tận tình dạy cho những ai muốn học làm đồ chơi.

Trong khuôn viên Bảo tàng rộng rãi với nhiều khu nhà sàn và vườn cây nên dễ dàng phân chia xen kẽ giữa trò chơi, đồ chơi và các khu ẩm thực. Những đồ ăn được bày bán đều mang hương vị truyền thống, đặc trưng từng vùng - miền, tượng trưng cho Tết trung thu như : Bánh Dẻo, bánh Tráng Đập, Mỳ Quảng, Cao Lầu, Cốm Làng Vòng, chè Đậu ván...


Một em bé đang trang trí đồ chơi Trung thu truyền thống. Ảnh: Nguyễn Thủy - TTXVN

Một không gian thoáng mát với bóng cây bao phủ, gian hàng bánh d ẻo (Khương Thương, Hà Nội) được nhiều người ghé thăm. Đây là loại bánh làm từ nguyên liệu nếp, đường, dẻo và thơm, làm thủ công, không có hóa chất, phẩm màu. Chị Đào Thị Nguyệt (nhân viên) cho biết: Năm nay chúng tôi mang đến 2 loại bánh chay và nhân đậu xanh, nhìn cảnh tư ợ ng mọi người chen nhau mua bánh tôi rất vui ; có những người già, người mang bầu phải đứng đợi, thậm chí có người không mua được bánh tôi cảm thấy rất áy náy vì sản xuất không kịp với nhu cầu.

Để góp vui, ẩm thực Hội An cũng mang đến cho người dân Hà Nội những món ăn đặc trưng như bánh Tráng Đập, Mỳ Quảng, Cao Lầu. Bánh Tráng Đập là loại bánh truyền thống, với nguyên liệu là bột gạo xa y pha với nước và tráng lên ăn cùng với bánh đa, trong nhân là ớt với hành củ, loại bánh này được ăn vào mùa lạnh là thích hợp nhất. Trong bát Mỳ Quảng có tôm, trứng cút, thịt ba chỉ ăn kèm với bánh đa và rau sống. Chị Nguyễn Thị Mai (người làm bánh) tâm sự: Tôi mang Mỳ ra đây muốn quảng bá, cho người dân biết về món ăn truyền thống đất Quảng. Nguyên liệu ở đây khó mua và những thứ cần thiết lại không có nên chưa thể hiện được hết khả năng mình có.

Bạn Nguyễn Duy Đạt (Sinh Viên) cho biết: Tôi rất thích các món ăn mà Hội An mang đến bởi vị mặn mà khó quên. Cốm l àng Vòng một đặc trưng của Hà Nội, họ đã mang công cụ và nguyên liệu để làm ra sản phẩm cốm đến gian hàng như bông lúa nếp, cối giá... Loại cốm này được làm rất công phu với nhiều công đoạn. Cốm thường ăn kèm với chuối và hồng sẽ cảm nhận được sự béo ngậy và hương vị thơm.

Gian hàng đèn kéo quân được treo với nhiều sắc màu, một cụ già đang chăm chú với chiếc đèn trên tay và quan sát mọi người xung quanh đang tập làm đèn. Ông là Nguyễn Văn Quyền (74 tuổi, Cao Viên - Hà Nội) mang đến lễ hội những chiếc đèn kéo quân truyền thống, gây chú ý bởi nét đẹp độc đáo. Ông tâm sự: Tuy tuổi già nhưng ông vẫn thích tham gia các lễ hội bởi đây là dịp để dạy và truyền nghề cho các cháu thiếu nhi, khích lệ các cháu trở về các trò chơi truyên thống đang bị mai một và tránh xa các trò chơi bạo lực.

Những chiếc lá dừa sẵn có cũng góp phần phong phú vào đồ chơi dân gian. Các nghệ nhân sử dụng lá để làm ra con cá, cào cào, bông hoa, đông hồ... Chị Hồ Thi Nga cho biết: Với đồ chơi bằng lá dừa rất dễ tìm, tôi sẽ học gấp rồi dạy lại cho con. Không chỉ lá dừa mà qua lễ hội này tôi đã biết thêm nhiều trò chơi như: Ô ăn quan, rối tre, chơi đồ lề, chong chóng giấy...

Anh Vũ Huy Lực (nghệ nhân - Hưng Yên) bộc bạch: Phải xa gia đình vào dịp đoàn tụ là điều không ai mong muốn nhưng tôi đã mang đến cho người dân biết về những chiếc trống quê hương mà trung thu không thể thiếu. Tôi rất vui khi thấy nhiều thiếu nhi và sinh viên đến gian hàng tôi để học nghề.

Để góp phần cho lễ hội thành công đã có hơn 200 tình nguyện viên đến từ các trường đại học, trung học trên địa bàn Hà Nội tham gia. Các tình nguyện viên được tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách chơi trò chơi, làm đồ chơi và bánh trung thu… để hướng dẫn lại cho bà con và các em thiếu nhi. Bạn Đỗ Thu Hiền (Sinh viên Đại học Ngoại thương) cho biết: "Để được làm tình nguyện viên là một điều rất khó, tôi phải qua rất nhiều vòng loại với tỷ lệ 1 chọi 10. Điều rất vui tôi đã có mặt trong lễ hội này, được hòa mình vào không khí trung thu và đảm nhiệm về trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, thu hút nhiều người tham gia".

Sinh ra và lớn lên giữa Thủ đô Hà Nội, bé Trần Thảo My cảm nhận mọi thứ trong Bảo tàng với em đều mới lạ, em đã rất vui và hồn nhiên nói: Đến đây em đã tham gia nhiều trò chơi như bịt mắt đập nồi, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, cướp cờ, đi cà khèo... em đã được quen rất nhiều bạn mới và anh, chị tình nguyện viên.

Những câu hát dân ca cộng hưởng cùng tiếng đàn bầu của đất Hội An đã thu hút sự tò mò của thiếu nhi. Nghệ nhân tập cho các em hát các bài dân ca như: Lý ngựa ô Quảng Nam , Lý Đồng Nai, Người già họ đùng, Lý thương nhau, Lý nghẹo Vàng Anh... Chị Mai Ngọc Anh (khách tham quan) tâm sự: Nhìn thấy con mình cùng hát dân ca với nghệ nhân tôi thấy rất ấn tượng, ở giữa lòng Hà Nội nhưng vẫn thấy một Hội An thu nhỏ đó là một bất ngờ lớn.

Mỗi năm đến dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Dân tộc học đều có những chủ đề hay để đón chào và năm nay cũng vậy “Vui cùng trò chơi dân gian” đã mang đến cho không khí Trung thu Hà Nội một nét độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Anh Lương Văn Thiết (Nhân viên bảo tàng) cho biết: Người dân biết đến Bảo tàng ngày một đông nhờ ở đây luôn có các chương trình, hoạt động đổi mới, phong phú hấp dẫn. Điều này đã khiến những người làm công tác bảo tàng thêm niềm vui, phấn khởi.

Trần Thu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm