15/09/2017 20:00 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Trong những ngày gần đây, các hoạt động về yêu cầu phí bản quyền với các tác phẩm âm nhạc của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đang gây nhiều tranh cãi từ nhiều phía.
Như báo Thể thao & Văn hóa đã thông tin, vừa qua, VCPMC chính thức có thông báo “Tiếp tục triển khai thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc thông qua các kênh truyền hình được truyền dẫn qua ti vi tại phòng lưu trú khách sạn, và các lĩnh vực kinh doanh có sử dụng âm nhạc khác theo đúng quy định của pháp luật”.
Theo đó, dự kiến đầu tháng 10/2017, VCPMC sẽ tiến hành thu tiền tác quyền đối với việc sử dụng ti vi trong các khách sạn.
Việc thu phí này bị cho là khá phi lý, không phù hợp với tình hình trong nước vì các địa điểm công cộng mang tính chất kinh doanh khác như thang máy, quán cà phê, phòng khám... lại không bị thu phí này.
Vậy theo quan điểm của các nước tiên tiến, họ có thực hiện thu phí bản quyền TV với khách sạn hay khách lưu trú hay không?
Theo chỉ thị của Liên Minh châu Âu EU, các tổ chức phát sóng (truyền hình, đài phát thanh) có quyền yêu cầu phí bản quyền cho các chương trình của họ tại những nơi công cộng mất phí vào cửa.
Chỉ thị này cũng từng có tranh cãi với vụ kiện nổi tiếng giữa công ty truyền thông và giải trí của Áo là Verwertungsgesellschaft và khách sạn Hettegger Hotel về việc chương trình của họ được phát sóng trên TV trong phòng khách sạn Hettegger mà không trả bất kỳ khoản tiền bản quyền nào.
Liệu “phòng khách sạn” có nằm trong những khu vực công cộng buộc phải trả phí hay không?
Kết luận của Tòa án Liên Minh châu Âu vào 16/02/2017 đã chứng minh khách sạn không phải chịu bất cứ phí tác quyền nào cho các chương trình TV bởi phòng khách sạn không được xem như là “một nơi công cộng được trả phí vào cửa”, đây là một nơi cá nhân và riêng tư.
Hầu hết các nước trong liên minh châu Âu đều thu thuế cho việc sử dụng TV, nhưng không thu bất cứ loại phí nào cho việc sử dụng TV trong khách sạn cho khách lưu trú thông thường.
Tại Pháp, nơi được coi là “thiên đường của các loại thuế” cũng không thu phí bản quyền đối với TV trong khách sạn.
Nước này chỉ đánh thuế khoảng 20EUR/TV (~500.000vnd) với việc sử dụng các chương trình TV trong một năm, không phân biệt TV được sử dụng để kinh doanh hay sử dụng cá nhân. Tại Ai-len, mỗi cá nhân hoặc mỗi gia đình cũng đều phải đóng một loại phí bắt buộc hàng năm cho việc sở hữu một loại giấy phép có tên gọi “giấy phép truyền hình” và phí này được dùng để đóng góp vào chi phí phát sóng các chương trình công của Ai-len.
Tuy nhiên với nước Đức, một đất nước quy củ và nghiêm ngặt trong mọi hoạt động kinh doanh và thu thuế, khách lưu trú tại khách sạn từ 6 tháng trở lên bị yêu cầu nộp thuế truyền hình nếu sở hữu một chiếc TV trong phòng. Thuế dành cho TV tại Đức cũng được cho là ở mức cao nhất châu Âu.
Ngoài ra một số nước châu Âu khác như Monaco, Luxembourg, Tây Ban Nha... lại chưa từng có tiền lệ thu thuế hay phí cho bản quyền của các chương trình TV. Người dân và các tổ chức kinh doanh tại đây thoải mái sử dụng các dịch vụ mà truyền hình mang lại mà không phải chịu bất cứ khoản tiền thuế phí nào.
Vậy có nên cho rằng Việt Nam đang có một bước nhảy vọt so với các nước châu Âu khi phí bản quyền cho các tác phẩm âm nhạc trên TV chưa áp dụng toàn dân mà đã áp dụng cho một bộ phận nhỏ là các phòng khách sạn?
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất