27/10/2017 06:46 GMT+7
(lienminhbng.org) - Cuối cùng, doanh nhân Hoàng Khải đã phải thừa nhận 50% khăn lụa Khaisilk là hàng Trung Quốc.
“Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk.
Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn...Có thể mất hàng mấy năm trời để gây dựng lại sự mất mát này, tôi gọi là mất mát đau đớn. Cũng do cách hiểu và bán hàng sai lầm của doanh nghiệp”.
Trên đây là một phần nội dung xin lỗi của ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk.
Chúng ta cùng trở lại sự việc.Ngày 17/10, Công ty V. đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc, tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội), với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”. Công ty cho kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.
Chuyện chiếc khăn lụa Khaisilk đã biết... nói năng, “tố cáo” sự gian dối của thương hiệu này đã đành, càng vén lên góc khuất nhức nhối lâu nay: Không ít doanh nghiệp Việt, vì lợi nhuận, đã dán nhãn mác “Made in Việt Nam” lên nhiều mặt hàng Trung Quốc, để ăn giá chênh lệch và giảm phí sản xuất.Việc gian lận đó không chỉ đánh lừa người tiêu dùng khi mua phải hàng chất lượng kém, giá cao, không được bảo hành, mà còn góp phần bóp chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Mới đây thôi, tại Hội nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề nhức nhối trên. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phân tích đáng chú ý:“Nhiều người lợi dụng cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đã gắn mác một số hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam, như bánh kẹo, bóng đèn, quần áo".
Để xảy ra tình trang “treo đầu dê, bán thịt chó”, trách nhiệm vẫn thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp, chưa có chế tài đủ mạnh và thiếu chặt chẽ, trong việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Nhưng cơ bản, vẫn là ý thức của người kinh doanh Việt, chưa đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu, bất chấp hệ lụy mà đồng bào gánh phải.
***
Năm ngoái, tôi có một kỷ niệm nhớ đời, khi viếng Tòa thánh Vatican (Italy). Đường vào danh thắng này rất nhiều mặt hàng xa xỉ. Tôi mua nhiều móc khóa, mấy cái mũ, khăn tuyệt đẹp, dễ thương mà chẳng để ý xuất xứ, chỉ vì giá rất vừa túi tiền. Về đến nhà, tỉ mẩn xem thì thấy “Made in China”. Trước khi tặng quà cho bạn bè, đành an ủi: Dù hàng Trung Quốc nhưng xuất khẩu sang bên đó chất lượng lắm. Và quả thật là những hàng Trung Quốc mua ở châu Âu, Mỹ chất lượng, mẫu mã đều rất ổn.
Tháng sau, khi đến Hollywood, rảo bước tham quan thì chao ôi, đâu đâu cũng thấy hàng Trung Quốc. Có lẽ tất cả các địa chỉ nổi tiếng trên thế giới đều tồn tại thực trạng này. Dĩ nhiên, nếu tiêu chuẩn không đảm bảo, hàng Trung Quốc không thể xuất hiện khắp năm châu, bốn biển. Doanh nghiệp Việt khó có thể vững tâm bước ra biển lớn, khi thương hiệu gây dựng bao nhiêu năm sẵn sàng đánh đổi bằng những hành vi thiếu tầm nhìn, phi đạo đức, ngay trên chính sân nhà của mình.
Nên,Khaisilk đã lừa dối khách hàng bằng sản phẩm không do mình làm ra, chẳng có gì lạ. Dẫu họ lý giải khăn Trung Quốc chất lượng tương đương với Khaisilk, khó ai chấp nhận được.
Nhưng, đây chắc chắn không phải là chuyện của riêng khăn lụa Khaisilk?
Hữu Quý
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất