'Quầy lưu niệm của bảo tàng 11/9 khiến chúng tôi đau lòng'

21/05/2014 11:45 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Hôm 18/5, tờ New York Post đăng tải một bài viết về sự chỉ trích của người nhà nạn nhân vụ 11/9 trước việc Bảo tàng tưởng niệm vụ khủng bố 11/9 cho mở một quầy hàng lưu niệm bán các vật phẩm có in những hình ảnh đau thương của ngày đen tối gần 13 năm về trước.

“Đối với tôi, đây là điều nhạy cảm thô lỗ nhất, họ đã vì mục đích thương mại tại nơi con trai tôi đã chết”, một phụ nữ bức xúc nói với New York Post.

Trên internet, hàng loạt những ý kiến chỉ trích được đưa ra với cùng một tâm trạng phẫn nộ: Đó là cách kiếm tiền khiếm nhã trên những món đồ lưu niệm về thảm kịch hơn một thập kỷ trước.

 
Chiếc áo có in hình tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố 11/9

“Họ đang kiếm tiền ra từ cái chết của con trai tôi. Tôi nghi ngờ đây còn là một chiêu trò để Bảo tàng 11/9 câu khách và kiếm lời từ việc kinh doanh báng bổi này”, một người đàn ông chia sẻ với Washington Post.

Tất cả được xem là một phản ứng dễ hiểu, đặc biệt là đối với những người sống sót và gia đình các nạn nhân trong cuộc tấn công kinh hoàng của tổ chức khủng bố al-Qeada.

Những sản phẩm như thế này không khỏi khiến nhiều người dân Mỹ bức xúc và đau lòng.

Đây không phải lần đầu tiên dư luận Hoa Kỳ tức giận với những người “kiếm lời trên nỗi đau của người khác”. Năm 2011, nước Mỹ thực sự rơi vào rối loạn khi những cuộc biểu tình phản đối chính quyền với khẩu hiệu “Chiếm giữ phố Wall” diễn ra ở khắp nơi trên cả nước. Không bỏ qua cơ hội, công ty quần áo Rocawear của Jay Z đã cho ra sản phẩm áo T-shirt tai tiếng “Occupy All Streets” trong khi nhãn hàng thời trang này quyết không góp một đồng lợi nhuận nào cho phong trào đã làm nên thương hiệu của chiếc áo.

Năm 2012, nhiều thương nhân cũng kinh doanh những món đồ lưu niệm như gối và áo cho chó có in những hình ảnh gắn với cơn bão Sandy. Và năm ngoái, nhiều công ty cũng kinh doanh những chiếc áo T-shirt gắn liền với vụ đánh bom Boston khiến 3 người chết và 180 người bị thương. Trong mỗi vụ việc tai tiếng trên, người dân Mỹ đều lên tiếng phản đối kịch liệt vì “cảm giác được chia sẻ một điều gì đó thiêng liêng đã bị chà đạp”.

Những gì chúng ta thấy trong quầy lưu niệm vụ 11/9 là một hành động thương mại cấm kỵ. Đây không đơn giản chỉ là việc kinh doanh những chiếc áo hay cốc mà ảnh hưởng về tâm lý nó mang lại còn lớn hơn nhiều. Các món đồ này đều khơi gợi lại những kỷ niệm đau thương hay nỗi buồn mà những người còn sống sót và người nhà nạn nhân trong mỗi thảm họa đã phải chịu đựng.

Hải Yến
Theo Nymag.com

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm