Nguồn gốc và nơi phát tích lễ hội chọi trâu Đồ Sơn?

18/09/2018 22:02 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Sáng 18/9, hàng vạn người địa phương cùng du khách và các đoàn của 7 phường Đồ Sơn, Hải Phòng đã trống giong cờ mở rước các "ông trâu" về đấu trường khai mạc Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2018. Nguồn gốc, nơi phát tích của Lễ hội này cũng là điều mà nhiều người dân và du khách muốn tìm hiểu.

Hiện tại, khá nhiều truyền thuyết địa phương có nhắc tới nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Cơ bản, có thể chia làm một số truyền thuyết chính:

Thần tích Tước Điểm Đại Vương:

Hiện, nhiều nơi như trung tâm Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên đều thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược (biên soạn vào triều Nguyễn, cuối thế kỷ 19) có ghi lại truyền thuyết rằng một số người dân từng đi qua đền thờ tôn thần này gặp hai con trâu húc nhau. Thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Từ đó, người dân địa phương mở hội chọi trâu vào mùng 9 tháng 8 hàng năm, ngày hội này thường có mưa to gió lớn và là thời điểm thủy thần Đồ Sơn hiển linh.

Huyền tích Bà Đế:

Là câu chuyện dân gian, kể về một cô gái nhà nghèo, sau trở thành vợ vua Thủy Tề. Bãi biển, nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung, từ đó có rất nhiều tôm cá. Tục chọi trâu được tổ chức giữa các vạn chài mỗi năm. Vạn chài nào thắng thì được độc chiếm bãi cá này, đồng thời dùng con trâu thắng cuộc hiến tế thủy thần để mong phù hộ được mùa tôm cá.

Thần tích cá kình:

Tục mổ trâu bắt nguồn từ lễ hiến tế trâu để ngư dân Đồ Sơn không bị cá kình ăn thịt. Nhiều lần, khi hiến tế, trâu giật đứt dây để chọi nhau. Từ đó, ngư dân địa phương cho rằng thần linh thích xem chọi trâu và thường tổ chức nghi thức này trong dịp hiến tế.

Ngoài ra, theo một số truyền thuyết khác, nghi thức chọi trâu còn liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Quận He Nguyễn Hữu Cầu vào giai đoạn giữa thế kỷ 18.

Nhìn chung, các truyền thuyết, huyền tích địa phương không có nhiều giá trị trong việc xác định mốc thời gian chọi trâu ra đời. Tuy nhiên, bề dày của các truyền thuyết này, cộng cùng việc được ghi chép trong sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược cho phép khẳng định lễ hội này đã tồn tại hàng trăm năm.

Đó cũng là một trong những lý do để chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2013.

Chọi trâu Đồ Sơn, Xem chọi trâu Đồ Sơn, trực tiếp chọi trâu đồ sơn, Chọi trâu, Chọi trâu 2018, Xem chọi trâu, lễ hội chọi trâu đồ sơn 2018, xem trực tiếp chọi trâu đồ sơn

Về thăm Đền Nghè, nơi phát tích tục chọi trâu tế thần ở Đồ Sơn

Nằm trên đường Suối Rồng thuộc phường Vạn Hương, đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố gắn liền với nhiều nghi lễ văn hóa, tâm linh quan trọng của người dân Đồ Sơn, nhất là lễ hội chọi trâu truyền thống.

Đây là ngôi đền “hàng tổng” của Đồ Sơn, được người dân vùng biển này coi trọng. Trong đền còn thờ “Lục vị tiên công”. Đó là 6 vị có công khai khẩn lập nên đất Đồ Sơn ngày nay.

Chọi trâu Đồ Sơn, Xem chọi trâu Đồ Sơn, trực tiếp chọi trâu đồ sơn, Chọi trâu, Chọi trâu 2018, Xem chọi trâu, lễ hội chọi trâu đồ sơn 2018, xem trực tiếp chọi trâu đồ sơn
Đền Nghè là nơi diễn ra nhiều nghi lễ tâm linh quan trọng của người dân Đồ Sơn

Ngược theo dòng lịch sử mới thấy được hết sự độc đáo và tâm linh của ngôi đền nằm ở lưng chừng núi, nơi đất trời, biển cả, núi non giao hòa. Trước năm 1945, tổng Đồ Sơn có 2 xã, 5 làng. Mỗi làng có đình, đền riêng, song cả tổng chỉ có duy nhất một vị thành hoàng. Vị thành hoàng chung của người dân Đồ Sơn xưa được các làng, xã thờ là thần Điểm Tước.

Các bộ quốc chí triều Nguyễn đều ghi: "Điểm Tước là thủy thần, vì ban đêm dân địa phương qua đền thấy 2 trâu chọi nhau nên có tục chọi trâu để tế thần. Xưa, người trong ấp định lập đền thờ, đêm nằm mộng thấy thần bảo dựng đền ở núi Tháp… Hôm sau lên núi Tháp thấy có đàn chim sẻ lớn đến đậu ở đỉnh núi rồi bay đi, người dân ấy đến xem thấy có vết chân chim sẻ lớn cho là ứng với mộng mới báo với dân làng. Dân theo đúng chỗ đó dựng đền thờ thần Điểm Tước. Đêm 10/8 năm đó, dân ấp qua đền thấy 2 trâu chọi để vui lòng thần.

Ngày 27/9/2017, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký công văn số 4076/BVHTTDL-VHCS gửi UBND TP Hải Phòng xung quanh việc tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, trong đó nhấn mạnh điều chỉnh quy mô và khắc phục thương mại hoá lễ hội. 

Từ nguồn gốc của vị thành hoàng làng này, tục chọi trâu được hình thành ở Đồ Sơn và là tập tục rất lâu đời của người Việt cổ được lưu giữ cho đến ngày nay. Trước và sau lễ hội chọi trâu, đền Nghè là nơi nhân dân và các giáp, các phường tập trung về để tế lễ. Đây là nơi diễn ra lễ dâng hương, lễ rước nước- linh hồn phần lễ của lễ hội chọi trâu hằng năm của người Đồ Sơn.

Với những nghi thức độc đáo mang đậm màu sắc của văn hoá vùng ven biển, tục chọi trâu Đồ Sơn trở thành một lễ hội đặc biệt mang tầm vóc quốc gia. Lễ hội chọi trâu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di tích đền Nghè - Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành di sản quý của người dân Đồ Sơn, được xây dựng và trường tồn trong không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.

Trận chung kết Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2018 chứng kiến màn so tài căng thẳng, quyết liệt của 2 “ông” trâu số 14 và 12. Trâu 12, “hiện tượng” của mùa lễ hội năm nay, chủ động tấn công và liên tục đưa ra những miếng đánh hiểm hóc về phía đối phương. Dù nhập cuộc yếu thế hơn, nhưng trâu số 14 chứng tỏ việc lọt vào chung kết không phải may mắn khi lỳ lợm chống trả. Sau phút đầu hứng khởi, trận đấu bước vào thế giằng co. Trong thế trận đó, trâu số 12 tạo ra tình huống đột biến, xuất sắc lên ngôi vô địch.

Chung cuộc, trâu số 12 của chủ trâu Đỗ Tác Thoát (phường Bàng La) vô địch.

Trâu số 14 của chủ trâu Lưu Tuấn Đạt (phường Ngọc Hải) giành giải nhì.

2 trâu số 01 và số 15 đồng giải 3. 

Lễ hội chọi trâu trong quá khứ diễn ra như thế nào?

Theo các tư liệu còn được lưu giữ, diễn xướng chọi trâu thực chất chỉ là một trong nhiều yếu tố tạo nên lễ hội này. Đặc biệt, phần nghi thức của lễ hội được tổ chức khá trang trọng. Cụ thể, từ 30/7 âm lịch, cộng đồng tại đây đã tổ chức lễ rước thần vị thành hoàng từ Đền Nghè về đình công. Những năm mưa lớn, đường ngập, lễ rước này được thực hiện bằng thuyền đánh cá. Từ 1 giờ sáng ngày 9/8 âm lịch, chủ tế các làng làm lễ trình ở đình, xin phép được đưa “ông trâu” về đình công tham gia hội tổng. Trước mỗi cặp đấu, người dân thường tổ chức lễ múa cờ.

Ngoài việc các "ông trâu" tham gia thi đấu đã được từng cộng đồng phân công mua và nuôi dưỡng, luyện tập từ dịp sau Tết nguyên đán, số phận các "ông Trâu" vô địch tại lễ hội cũng khá đặc biệt.

Theo một số quan điểm chưa được kiểm chứng, ở thời kì ban đầu, những ông trâu này được giết thịt lấy máu làm lễ tế, sau đó cho lên bè mảng, đẩy ra biển để dâng cho thủy thần. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, nhiều ghi chép cho thấy những ông trâu này sau khi giết thịt làm lễ cúng sẽ được mổ ra làm cỗ, mời cả làng cùng ăn lấy may.

Như vậy, việc xả thịt các "ông trâu" giành giải rồi bán cho du khách với giá cao là điều không có trong nguyên gốc của lễ hội này. Tương tự, các vấn đề về nạn cá cược, kinh doanh thịt trâu chọi với số lượng lớn... cũng là những biến tướng nảy sinh ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn theo thời gian.

Thảo Nhi (tổng hợp)

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2018: Chủ trâu đương kim vô địch bại trận, loại ngay trận đầu

Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2018: Chủ trâu đương kim vô địch bại trận, loại ngay trận đầu

Ngay trong sáng nay 18/9, những trận đấu đầu tiên của vòng chung kết lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2018 đã diễn ra hết sức kịch tính, hấp dẫn, với những miếng cáng đẹp của các ông trâu.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm