06/12/2013 07:57 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Tổng thống đầu tiên của Nam Phi, ông Nelson Mandela đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 95. Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đưa ra thông điệp bày tỏ lòng tiếc thương đối với sự ra đi của ông Mandela.
Dư luận quốc tế ngay lập tức đã bày tỏ thương tiếc về sự kiện cựu Tổng thống Nelson Mandela qua đời. Tổng thống Mỹ Barack Obama ca ngợi "phẩm giá và tính kiên cường" của ông Nelson Mandela, người mà ông đánh giá đã "hy sinh cả tự do của mình để giành lại tự do cho người khác". Tổng thống Obama tuyên bố: "Hôm nay, ông ấy đã đi xa và chúng ta mất đi một trong những người có ảnh hưởng nhất, can đảm và tốt đẹp nhất. Ông không còn ở bên chúng ta nữa mà đã trở thành người thiên cổ".
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định: "Nhiều người trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh vì nhân phẩm, sự công bằng và tự do cho người khác của ông".
Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ: "Một nguồn sáng vĩ đại đã tắt... Nelson Mandela là Anh hùng của thời đại chúng ta. Tôi đã yêu cầu treo cở rủ tại số 10 (phố Downing - Dinh Thủ tướng Anh)".
Thông điệp từ quỹ Nelson Mandela tuyên bố: "Chúng tôi gửi lời cha buồn sâu sắc nhất tới gia đình của người sáng lập quỹ, ông Nelson Mandela. Không có từ nào có thể mô tả đầy đủ sự mất mát to lớn này của đất nước Nam Phi cũng như nhân loại trên thế giới. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn với ông Mandela, với tài lãnh đạo của ông, với những cống hiến của ông cho nhân loại trên thế giới".
Cựu Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush: "Ông Mandela là một trong những cá nhân có đóng góp lớn cho tự do và bình đẳng của nhân loại. Thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn nhờ công lao của ông. Mandela đã qua đời nhưng những đóng góp của ông sẽ còn sống mãi. Laura và tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình cựu Tổng thống Mandela cũng như công dân Nam Phi".
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton: "Nelson Mandela đã dạy cho chúng tôi rất nhiều điều. Bài học lớn nhất, đặc biệt nhất với với những người trẻ tuổi đó là trong khi những điều bất hạnh xảy đến với những người dân, chúng ta vẫn đang có quyền tự do và trách nhiệm để đối phó với sự bất công, tàn ác và bạo lực. Điều đó ảnh hưởng đến tinh thần, trái tim và cả tâm trí của chúng ta".
Cựu Tổng thống Jimmy Carter: "Rosalynn và tôi cảm thấy tiếc thương trước sự ra đi của ông Nelson Mandela. Công dân Nam Phi và những người đấu tranh cho quyền con người trên thế giới đã vĩnh viễn mất đi một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Những đóng góp của ông Mandela sẽ đem đến một hi vọng mới cho nhân loại trên thế giới. Chúng tôi muốn chia sẻ sự mất mát đối với gia đình Cựu Tổng thống Mandela trong giờ phút khó khăn này".
Thủ tướng Canada, ông Stephen Harper tuyên bố toàn thể đất nước Canada chia sẻ sự mất mát đối với gia đình ông Nelson Mandela cũng như những người dân Nam Phi. Thế giới đã vĩnh viễn mất đi một nhà lãnh đạo lỗi lạc.
Ông Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ cho rằng ông Mandela sánh ngang với Geogre Washington và Abraham Lincoln ở Mỹ. "Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi được sống trong cùng thời đại với Cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, John A. Boehner tuyên bố: "Nelson Mandela là một trong những nhà lãnh đạo không ngừng đóng góp cho nền dân chủ và tự do. Sự kiên trì của ông trong cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc sẽ còn tiếp tục là niềm cảm hứng cho các thế hệ tương lai. Tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình ông Mandela cũng như người dân Nam Phi".
Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC). Năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993. Ông từ trần ngày 5 tháng 12 năm 2013 (thọ 95 tuổi) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất