10/05/2015 13:57 GMT+7 | Di sản
(lienminhbng.org) - "Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế xứng tầm là di sản tư liệu thế giới" là nhận định của hầu hết các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” do Trung tâm Bảo tồn di tích Cô đô Huế tổ chức ngày 9/5.
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cô đô Huế: Hệ thống thơ văn trên cung đình Huế vốn được tuyển chọn từ trước tác của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men hay đắp nổi trên các vật liệu khác nhau như gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ… thuộc các công trình kiến trúc cung đình tại Kinh đô Huế trong giai đoạn 1802-1945.
Một bức ngăn tường bằng gỗ trong điện Long AnTrải qua thời gian, hiện nay trên các kiến trúc cung đình Huế vẫn còn khá đồ sộ với 2.967 ô thơ chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam; 78 đơn vị ô học, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Và, tất cả đều nguyên bản, qua tài liệu ghi chép các lần trùng tu di tích từ xưa đến này thì chưa hề thay đổi các ô thơ văn này. Đó thật sự là một bảo tàng sống về văn chương thời Nguyễn, một thời kỳ phát triển rực rỡ của văn học Trung đại Việt Nam.
3 bài thơ được cham khắc, sơn son thếp vàng trang trí trên liên ba của gian chính trung điện Thái HòaVới số lượng vô cùng phong phú, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế có giá trị nội dung, giá trị tư tưởng, phẩm chất nghệ thuật như là một văn bản học, thể hiện nhiều chủ đề nội dung khác nhau như: ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, đất nước độc lập, bờ cõi thống nhất, ca ngợi cảnh đẹp vùng đất đế đô, vẻ đẹp của thiên nhiên, khuyến khích nông nghiệp, chia sẻ nổi niềm với người dân...
Những ô thơ hay về nội dung, điêu luyện về kỹ thuật chạm khắc sơn thếp được trang trí trong điện Thái HòaĐiển hình ở Hoàng Thành, điện Thái Hòa có 242 ô thơ, sơn son thếp vàng, trong đó 3 bài thơ được khắc ở gian chính trung trên điện Thái Hòa, có giá trị như tuyên ngôn của triều Nguyễn với cái nhìn so sánh lịch đại, khẳng định chủ quyền đất nước, cũng như khả năng xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc.
GS.TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia tham luận tại hội thảoĐối chiếu với các tiêu chí của UNESCO về di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới: tính xác thực; tính độc đáo và duy nhất; ý nghĩa quốc tế; thời gian; địa điểm; con người; hình thức và phong cách; tính toàn vẹn; mức độ nguy hiểm, GS.TS Lưu Trần Tiêu khẳng định: Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - một loại hình di sản tư liệu có tầm quốc gia và quốc tế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được vinh danh là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới.
Chi tiết mời quý độc giả theo dõi trên báo Thể thao & Văn hóa số ra sáng mai 11/5.
Trần Dương
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất