Chuyện 'chiếc giày nhỏ' người Nhật

21/08/2018 19:00 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Giới theo dõi bóng đá xưa thường hay nhắc đến tích chuyện chiếc giày nhỏ Nhật Bản. Câu chuyện đại khái là vào thập niên 1960 trong một lần thi đấu giao hữu tại miền Nam Việt Nam, đại diện bóng đá Nhật Bản đã tặng đội bóng chủ nhà mô hình chiếc giày nhỏ nhằm ý bóng đá Nhật Bản chỉ như “chiếc giày nhỏ” so với “chiếc giày lớn” của bóng đá Việt khi ấy đã vươn tới tầm châu lục.

---

Đã mua và sắp công bố bản quyền ASIAD, người Việt được xem U23 Việt Nam đá vòng 1/8 hợp pháp?

Đã mua và sắp công bố bản quyền ASIAD, người Việt được xem U23 Việt Nam đá vòng 1/8 hợp pháp?

Đại diện một đơn vị truyền hình tại Việt Nam đang thương thảo với đối tác nắm giữ bản quyền truyền hình ASIAD 2018 để có thể đưa hình ảnh Đại hội thể thao châu Á lên sóng truyền hình Việt Nam một cách hợp pháp.

Lịch thi đấu bóng đá ASIAD ngày 21/8. Theo dõi trực tiếp TẠI ĐÂY.

15h00: Nữ Nhật Bản vs Nữ Việt Nam (bảng C)

18h30: Nữ Indonesia vs Nữ Hàn Quốc (bảng A)

18h30: Nữ Đài Loan vs Nữ Maldives (bảng A)

 

Trong khi đó, vòng bảng bóng đá nam Asiad đã kết thúc. U23 Việt Nam với tư cách nhất bảng D gặp Bahrain, đội xếp thứ 3 ở E, vào lúc 19h30 ngày 23/8.

 

Trực tiếp bóng đá, bản quyền Asiad, xem trực tiếp bóng đá nữ, U23 Việt Nam, U23 Bahrain, vòng 16 đội, lịch thi đấu bóng đá Asiad 2018, BXH Asiad, nữ Việt Nam, nữ Nhật Bản

Lịch thi đấu vòng 16 đội hay còn gọi là vòng 1/8 bóng đá nam Asiad 2018:

Ngày 23/8, 16h00: U23 Palestine vs U23 Syria (1)

Ngày 23/8, 16h00: U23 Uzbekistan vs U23 Hồng Kông (3)

 

Ngày 23/8, 19h30: U23 Iran vs U23 Hàn Quốc (4)

Ngày 23/8, 19h30: U23 Việt Nam vs U23 Bahrain (2)

 

Ngày 24/8, 16h00: U23 Trung Quốc vs U23 Saudi Arabia (5)

Ngày 24/8, 16h00: U23 Indonesia vs U23 UAE (7)

 

Ngày 24/8, 19h30: U23 Bangladesh vs U23 Triều Tiên (8)

Ngày 24/8, 19h30: U23 Malaysia vs U23 Nhật Bản (6)

---

Dĩ nhiên, mọi so sánh trong bóng đá chỉ là khập khiễng, nhưng cũng từ sự khiêm nhường của "đôi giày nhỏ" ấy, người Nhật đến nay đã 6 lần liên tiếp giành quyền tham dự VCK FIFA World Cup, mà cứ lần sau thì ấn tượng hơn lần trước và giải đấu ở nước Nga vừa rồi là minh chứng rõ nhất. Còn tầm châu lục thì bóng đá nam đến nữ, thậm chí cả futsal, các đội tuyển xứ mặt trời mọc luôn đứng đầu.

Và ở chiều ngược lại, những khó khăn khách quan từ hoàn cảnh đất nước là không thể phủ nhận, nhưng rõ ràng, cả những cách làm bóng đá kiểu "chuyên nghiệp Việt Nam" khiến chúng ta từ "đôi giày to" đã trở thành "đôi giày nhỏ", nếu không muốn nói là... quá nhỏ! khi so với người Nhật lúc này. Cũng cần phải nói thêm rằng, kể từ khi trở lại với đấu trường quốc tế, ở mọi cấp độ, mọi sân chơi chính thức, các đội tuyển Việt Nam cũng chưa có được trận thắng nào trước các đội tuyển Nhật Bản.

Kể câu chuyện cũ không phải để tán dương quá mức trận thắng của U23 Việt Nam trước U23 mà thực chất chỉ là U21 Nhật Bản. Đơn giản, ASIAD vẫn là cái sân chơi trẻ và sự khác biệt dù chỉ 1, 2 tuổi trên sân cỏ là rất lớn. Cứ nhìn cách đội trưởng Văn Quyết - 1 trong 3 cầu thủ trên tuổi U23 đá với các "đàn em" Nhật Bản là đủ hiểu. Hơn thế, người Nhật cũng chỉ coi Á vận hội năm nay là bàn đạp để hướng tới Olympic 2020 trên sân nhà.

Tuy nhiên, thày trò HLV Park Hang Seo cũng xứng đáng nhận được lời khen sau chiến thắng trước U23 Nhật Bản để giành vé vào vòng 1/8 với ngôi đầu bảng D. Đây cũng là thành tích tốt nhất của bóng đá Việt Nam tại ASIAD kể từ khi trở lại tham dự với kết quả toàn thắng cả 3 trận, không để thủng lưới bàn nào. Trận thắng thuyết phục này ngoài sự khẳng định về sức mạnh chuyên môn, còn tạo đà tâm lý quan trọng cho thầy trò ông Park bước vào vòng knock-out để hy vọng tiếp tục viết lên kỳ tích mới.

Nhưng có lẽ chiến thắng đầu tiên trước bóng đá Nhật Bản sau nhiều thập kỷ này mang ý nghĩa nhiều hơn một trận đấu khi nó tiếp tục chứng minh bóng đá Việt Nam có cơ hội viết lên nhiều kỳ tích mới nếu có sự đầu tư khoa học và đúng hướng.

Lúc mà cơn mưa tiền từ hầu bao của các ông bầu đổ xuống sân cỏ chuyên nghiệp bắt đầu ngớt, khi mà bóng đá nội trở lại với cái nền tảng cho sự phát triển của bất kỳ nền bóng đá quốc gia nào, đó là đào tạo trẻ, thì ngay lập tức bóng đá Việt Nam gặt hái thành công. Bắt đầu từ các lứa U trong khu vực, rồi đến tấm vé lịch sử dự VCK FIFA U20 World Cup và thực sự bùng nổ với ngôi á quân U23 châu Á vào tháng 1 đầu năm. Thành công đó chưa hẳn là kết quả của chiến lược phát triển chung của cả nền bóng đá, thậm chí còn mang dấu ấn cá nhân lớn của một vài ông bầu, nhưng đó là cách làm đúng đắn và duy nhất.

Một trận thắng còn lâu, rất lâu nữa mới có thể mang mang bóng đá Việt Nam trở lại với vị thế của "đôi giày lớn" nếu so với người Nhật. Tuy nhiên, hy vọng từ chiến thắng này và kỳ vọng chiến thắng tiếp theo tại ASIAD 2018 của đội tuyển U23 sẽ giúp bóng đá Việt Nam thực sự quyết tâm tìm lại được chỗ đứng của mình.

Vũ Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm