09/08/2014 15:40 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Vào dịp này 100 năm trước, ngày 8/8/1914, tàu sân bay HMS Asteria và Pegasus của Anh đang bảo vệ các tàu tuần dương bị đánh bom ở Dar-es-Salaam (Tanzania), sau đó là Đông Phi thuộc Đức, mang lại cho châu Âu cái gọi là "cuộc chiến kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh" ở bờ biển phía đông châu Phi.
Viết trên CNN, Kathleen Bomani - một nhà hoạt động văn hóa và cố vấn ở Dar es Salaam cho hay, trước đó, liên quân Anh - Pháp chiếm được Ghana, Nigeria, Sierra Leonean, Gambia và quân đội Benin cũng chiếm Togoland thuộc Đức ở Tây Phi.
Binh sĩ châu Phi dưới sự chỉ huy của Đức ở Dar Es Salaam, Tanzania vào khoảng năm 1914
Trong số các chiến dịch trong Thế chiến I, Đông Phi chính là chiến dịch dài nhất cho đến tận khi hiệp ước đình chiến được ký kết ở châu Âu vào ngày 11/1/1918. “Nhưng liệu có ai biết được những điều này, cho dù ở châu Mỹ, châu Âu, thậm chí ở châu Phi? Trong khi thế giới kỷ niệm 100 năm Thế chiến I, câu chuyện về châu Phi vẫn chỉ là một lời chú thích, mặc dù nó đã phải chịu tổn thất lớn về người và hậu quả nặng nề trong tương lai của lục địa châu Phi”, Kathleen nói.
Người Togo được tuyển vào quân đội ở thuộc địa Togoland Đức kiểm soát, vào khoảng năm 1914
Theo nhà nghiên cứu này, chiến dịch Đông Phi hoàn toàn đối lập với chiến tranh chiến hào của châu Âu: Về tính di động, những cuộc tấn công ngắn và những chuyến hành quân đường dài. Lực lượng Schutztruppe Đức, với chỉ huy là người Đức và binh lính là người châu Phi - hay còn được gọi là askari, không bao giờ vượt quá 25.000 người. Tuy nhiên, người Anh lại tập hợp được 150.000 quân là người Nam Phi và Ấn Độ, về sau còn có sự tham gia của người Kenya và Nigeria.
Lính Senegal tại một trại lính ở Sudan trong Thế chiến I
“Nhưng không có bất kì ai trong số những binh lính này còn sống sót. Đối với mỗi binh sĩ, quân đội Đức và Anh đã sử dụng bốn "nhà cung cấp dân bản địa", bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, lương thực, vũ khí và thậm chí pháo binh để phục vụ nhu cầu của mình, và những người “dân bản địa" ấy cuối cùng cũng chết vì kiệt sức, suy dinh dưỡng và bệnh tật. Trong số 105.000 trường hợp tử vong trong quân đội Anh suốt chiến dịch Đông Phi, có đến 90% là người bốc vác và 45.000 người thiệt mạng là người Đông Phi thuộc Anh (Kenya)”, Kathleen viết.
Quân Đức dưới chỉ huy của Paul von Lettow-Vorbeck vào khoảng năm 1916
Kathleen cho rằng, tướng Paul von Lettow-Vorbeck, chỉ huy Đức, vẫn thường được khen ngợi bởi tài năng quân sự đánh lừa người Anh trong vòng 4 năm trong khi chỉ với số quân bằng 1/5 lực lượng của đối phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những cái chết tàn nhẫn của 300.000 người bốc vác cũng như hành động cướp bóc hàng trăm làng mạc, nhiều năm tàn phá cây trồng do những binh sĩ của tướng lĩnh quân đội này gây ra.
Tháng 11/1918, quân Đồng minh Đức đã được von Lettow-Vorbeck giảm xuống còn 1.300 binh sĩ ở Bắc Rhodesia (nay là Zambia)
Hiện vẫn chưa rõ askari có thực sự tình nguyện trở thành một phần của Schutztruppe hay không. Lần theo sự kiện cách đó một thập kỷ, vào năm 1905, người Đức đã phải gánh chịu một trong những cuộc nổi dậy lớn nhất chống lại chế độ thực dân trên lục địa châu Phi mang tên Maji Maji.
Cùng năm đó, Đức tiến hành cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20, đó là cuộc tàn sát người Herero ở Tây Nam Phi thuộc Đức (Namibia). Khủng bố, chế ngự và thực hiện chế độ cai trị vô nhân đạo ở các thuộc địa của Đức cũng là những gì mà Đức cần phải ghi nhớ, Kathleen bình luận.
Paul von Lettow-Vorbeck (phải) ở Berlin năm 1919
Hai triệu người châu Phi, gồm binh sĩ, công nhân, người khuân vác, đã trực tiếp tham gia Chiến tranh thế giới I. “Như tôi đã nói, ngày này, ngày nghỉ lễ (Nane Nane) cho nông dân ở Tanzania, tôi ghi nhớ 100 năm trước, 750.000 dặm vuông đất bị giày xéo và phá hủy, tôi ghi nhớ những người nông dân bị kéo đi khuân vác. Tôi ghi nhớ những người châu Phi phải chiến đấu với những người châu Phi khác. Xóa bỏ sự hiện diện của châu Phi trong Thế chiến I, trong khi những lễ kỷ niệm hàng trăm năm nay vẫn diễn ra đã nhắc nhở chúng tôi rằng, một lần nữa, lịch sử cần được kể lại đầy đủ. Những gì xảy ra ở châu Phi không nên tiếp tục ở lại châu Phi”.
Dương Trần
Theo CNN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất