Đọc 'Hà Giang lang thang ký', nhớ Trần Lập

28/02/2017 06:49 | Điểm đến

(Du lịch - lienminhbng.org) - Trần Lập không chỉ là một nhạc sỹ tài hoa mà còn là người yêu thích khám phá thế giới trong đó Hà Giang là một trong những miền đất được anh dành cho nhiều tình yêu mến. Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết trải nghiệm Hà Giang của ca-nhạc sỹ tài danh đã rời xa “cõi tạm”.


Sông Nho Quế uốn lượn nhìn thật nên thơ

Có nhiều bạn hỏi chỉ với hai ngày thứ 7-Chủ Nhật cuối tuần sẽ tới được những đâu trên vùng đất này? Tốn bao nhiêu tiền? Oizz sao mà có thể thế được khi để có entry này cũng mất cả buổi ngồi gõ. Tổng hợp kết nối lại các ghi chép cá nhân từ bao nhiêu chuyến đi dồn lại.

Bạn có thể đi từ Lào Cai qua, từ Cao Bằng sang hoặc từ miền xuôi lên. Quan trọng là bạn bắt đầu đi từ đâu để 2 ngày ấy có 1 ấn tượng mang máng nào đó. Nếu từ Hà Nội, chỉ có 2 ngày bạn nên chọn vùng khác cho đỡ phí công mà không tới nơi tới trốn đâu. Tất nhiên nếu bạn là một biker giỏi hay là 1 người đã có kinh nghiệm đi vài lần bạn có thể đi xa hơn trong ý thích mà rút ngắn được thời gian. Là tôi, tôi có dư sức làm việc ấy mà vẫn chọn thành phố Hà Giang để dừng chân cho đêm đầu. Việc gì mà phải vội xoắn đi cho rõ lắm khi mà đi chẳng phải là để đo mỗi công-tơ-mét lấy thành tích cao.

Giả sử từ Hà Nội đi Hà Giang trong ngày đầu bạn chỉ có thể tới Thành phố Hà Giang và vài điểm phụ cận. Bạn chưa thể tới những điểm đến trứ danh để tim đập mạnh vào những cảm xúc miền xuôi không thể có được. Hãy dành ra ít nhất là 4 ngày và 3 đêm.

Thành phố Hà Giang tương tự như Lào Cai, Cao Bằng hay những tp vùng cao khác. Đã đô thị hóa và chẳng thiếu thứ gì. Taxi - nhà hàng - khách sạn - cafe- bar nhỏ - bảo tàng -cây xăng -cửa hiệu -wifi và cơ man người Kinh, người các tộc ăn vận trang phục thường. Đừng quá sốt ruột vì chỉ ngày mai thôi bạn sẽ gặp đủ các tộc H’Mông, người Pà Thẻn (Mèo hoa, Mèo Lài), Lô Lô, Tày, Dao, Thuỷ, Giáy, Clao.... đủ cả mà mặc phục sắc tộc sặc sỡ khắp núi rừng.

Bạn nên nghỉ ở đây cho tiện nghi dành sức cho ngày hôm sau cần khỏe hơn nhiều. Tp Hà Giang là cái trung tâm để bạn bắt đầu cho các cung khám phá khác nhau. Mình hai lần bị bỏ dở cung Hoàng Su Phì - Xín Mần mới tiếc chứ. Cả 2 lần đều dính mưa lớn lở đường và ngược cung mà mọi người trong nhóm muốn đi Lũng Cú Đồng Văn hay Bắc Mê sang Cao Bằng. Nói chung vùng Hoàng Su Phì Xín Mần là vùng dát vàng đỉnh núi. Nói không ngoa đâu nhé, dù mình mới tráng qua đó chưa đủ nhiều. Cứ nhìn ruộng bậc thang vàng ươm mùa luá chín thì níu chân khách thăm chẳng thua gì Mường Lay Điện Biên, Sapa hay Mù Cang Chải đâu.

Trải bản đồ ra bạn sẽ thấy các điểm cao cần đến trong ngày sau chỉ cách tp HG từ 5 chục km đến 165km là cùng. Đừng chủ quan và đo nó bằng kiểu đi quốc lộ miền đồng bằng mà chết dở. Mất nguyên 1 ngày cho 165km hoành tráng ấy trừ khi bạn nhịn dừng xe chụp hình, không ăn uống và "xả đáy".


Núi đôi là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân lên đất Hà Giang

Nào. Như hàng tỷ lời dụ dị của những người đi trước, có lẽ bạn sẽ đi Tam Sơn Quản Bạ ngắm cổng trời núi đôi. Cũng hợp lý cả thôi khi nó là chặng khởi động của ngày hôm ấy với 50km đầu tiên. Đường QL4C hẹp quanh co dốc và vực quành lên quẹo xuống liên tục với các góc khuất sau vách núi. Đừng có "phấn khởi" nhấn ga mà đuổi bắt những vạt nắng hay cố nhướn mình ngó góc mắt để tóm cảnh tuyệt đẹp mới trải ra. 1 tích tắc không được đo bằng thời gian mà là độ bất chắc của địa lý. Bạn chọn xuống vực hay móp mép dưới bánh xe tải hoặc xòe đẹp bên vạt núi là tùy độ hứng khởi buổi ban mai. Muốn ngắm kỹ cứ dừng hẳn xe ở mép an toàn là được chứ đừng diễn xiếc trên đèo.

À thì có thể tay lái bạn quá tốt, bạn có thể nhếch mép " chuyện vặt ko vấn đề có đek gì mà sợ". Ok. Mình đã từng sợ không phải vì mình té mà là vì đã dặn dò trước mà có cả những tay lái cào cào có số má xòe ngay trước mũi xe mình với một ôm cua trái mà chưa kịp hiểu vì sao. Ngày thường có thể nắng mưa bất chợt và sương mù không có luật đâu mà lần trừ khi bạn là người bản xứ. Phải sống lành lặn mà đốt sức cho phần còn lại trong ngày chứ, phải không nào.

Bạn sẽ gặp Cổng Trời ngay đó mà lần đầu tới ban sẽ chẳng kịp nhận biết. Cổng trời không phải là cái cổng có ông trời đỗ xịch ở đó. Nó chẳng phải là trụ cột xi măng hay cốt sắt cốt tre nào cả. Xưa nghe nói người ta trồng cột gỗ nghiến dày tới 150cm đánh dấu điạ phận tự trị cuả người Mèo. Nay đi qua bạn chỉ có thể cảm nhận đó chỉ là một điểm giao cắt ngoạn mục của thiên nhiên mà thôi. Nắng ráo thì nhìn thênh thang chói chang với con đèo ngoằng ngoèo rắn lượn.


Cố nhạc sỹ Trần Lập rất yêu mến mảnh đất và con người Hà Giang

Mù sương thì bí hiểm lạnh giá và chỉ có thể phán đoán ông giời ấy lấp ló trêu ngươi ngay đâu đây. Cứ dừng chân uống nước chè và ăn kẹo ngọt ngay trạm quan trắc bên trái đường. Nhẩn nha ngắm cảnh và tìm hiểu văn hoá Tam Sơn Quản Bạ rồi hãy đi. Chỉ vài khúc cua nữa là bạn thấy núi đôi trong tầm mắt rồi không cần vội làm chi. Lưu ý là nếu bạn định mua món đồ gì nhưng chè shan tuyết, trâu gác bêp, bánh kẹo Hà Giang thì hãy mua ngay bởi sau đây hàng trăm km chưa chắc bạn sẽ về bằng lối cũ như dự định.

Truyền rằng xửa xưa, ở vùng đất này có một chàng người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn ngon quá nên dụ được một em tiên nữ trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết,. Một hôm em tiên í bùng trời mò xuống Tam Sơn Hà Giang và xếp hình lãng mạn ở đây với chàng ấy. Họ sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.

Giàng ( Vua Trời – Ngọc Hoàng) đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã rất cáu nên sai người đi bắt nàng về. Nàng van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không được. Thương chàng Mông một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú.

Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ. Ngày nay ta gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại. Con gái vùng Tam Sơn này là dòng giống tiên nên đẹp nhất nhì Hà Giang đấy nhé các chàng Kinh ạ.


Trần Lập là người yêu thích thiên nhiên và khám phá thế giới

Trở lại với mạch đường QL4C từ Quản Bạ. Nó có tên đường Hạnh Phúc. Hạnh phúc là ý niệm tuyệt mỹ về ý chí cuả hàng vạn thanh niên xung phong và người dân vùng cao đã đổ mồ hôi và máu để làm nên con đường ấy. Con đường không chỉ mang lại hạnh phúc cho những tấm hình đẹp cuả dân du lịch miền xuôi. Nó mang nuớc, lương thực và hàng tỷ nhu cầu thiết yếu khác cuả các dân tộc anh em trong đời sống mỗi ngày.( xem kỹ hơn về con đường này ở phần dưới). Bài này sẽ chọn trục chính trên con đường ấy để mà viết cho dễ theo dõi.

Thảo nguyên Yên Minh – Nơi rừng thông reo vi vu trên những khúc cua ngoằn ngoèo chỗ thì nắng nhẹ xuyên qua các rặng thông chỗ thì sương giăng lành lạnh ảo tung chảo. Vào tới thị trấn thì cũng chỉ tương tự Tam Sơn hay một trấn phát triển miền núi nào đó thôi nhưng đó là điểm nghỉ khá tốt. Phủi thì ngôì uống nước miá chờ rửa xe cho mát máy, đói thì cơm bình dân phong vị miền núi không thiếu gì. Có cái quán mình quên béng mất tên ngay cổng chợ Yên Minh có món lạp sườn hun khói ngon bất ngờ.

Tất cả dường như rất hợp lý nạp thêm năng lượng cho đoạn ấn tượng ngay sau đó. Ngồi đó bạn có thể thấy biển chỉ đường đi Nà Luông. Nếu thích la cà mà có thời gian đi vào 25km ngắm hang Nà Luông (được xem là hang động đẹp nhất trong hệ thống hang động ở Hà Giang) Nói trước là mặt đường 25km đi và 25 km ra không phải là quá đẹp nên khá mất thời gian. Nếu muốn thăm Sà Phìn, Sủng Là, phủ họ Vương, lên Lũng Cú và kịp về Đồng Văn trước 7h tối cuả ngày thứ 2 trong hành trình này thì bạn cần cân nhắc.

Qua Yên Minh bạn sẽ tới Phó Bảng, một nơi mà những ai để ý kiến trúc sẽ có chút thích thú vì tính quy hoạch tự nhiên mà đẹp lạ lùng. Bạn có thể ngắm các mẫu nhà người Mông quy tập quây quần với hàng rào bằng đá xếp đặc trưng. Những vuờn đào xếp quanh nở đẹp rực rỡ bật lên trên những mái ngói nâu cũ và con đường quanh bản cong cong ẩn hiện trong lớp sương mỏng. Đôi khi có cụm khói màu lam bốc lên từ phiá sau một ngôi nhà cổ nào đó nhìn đúng như phim luôn. Nghe nói người ta còn gọi đây là thị trấn ngủ quên, nom cảnh đó có thể thấy thế thật. Bình yên và tĩnh vô cùng.

Và đây, ngay bên phải đường dưới con dốc dài là Sủng Là. Nơi mà mấy thanh niên mới lớn thích chụp với tam giác mạch nhất. Bên phải đường ghé vào bạn có thể thấy ngay khu nhà cổ từng quay phim Chuyện Cuả Pao nổi tiếng. Nôỉ tới mức nghiễm nhiên nó thành điểm du lịch cộng đồng mà ai có vẻ cũng muốn ghé. Nói chung là bạn có thể mất tiền nếu muốn xông vào chụp choẹt chứ không có miễn phí thiên nhiên gì đâu. Có nhiều người phàn nàn về việc mất tiền này nhưng mình nghĩ khác. Số tiền không lớn nhưng giúp được bản nghèo và dân vùng núi đâý. Cứ nhìn họ thì thấy dù họ đã khác xưa nhưng ấm no dư đủ thì còn xa mới sánh với miền xuôi. Mình không mất gì là mấy đâu bạn ạ.

Qua đoạn này bạn sẽ tới Sà Phìn. Cứ chú ý cái ngã ba nho nhỏ để mà đi. Một hướng thuận là lên thẳng Lũng Cú trong tầm ngoài 30km nữa và một hướng rẽ phải đi Đồng Văn. Bạn chọn thế nào thì tuỳ nhưng nếu chọn hướng Đồng Văn thì bạn mới thăm phủ họ Vương – Vua Mèo cách ngã 3 có một đoạn chừng 2km dưới con dốc. Thôi khỏi tả về dinh thự quá ư đặc biệt này và một thời oai dũng đỉnh cao quyền lực cuả người H'mong. Bạn cứ ghé thăm và tự có cảm giác riêng về nơi ấy như một kỷ niệm lý thú.

Trời về chiều rồi bạn phải trở lại ngã ba lúc nãy để đi lên Lũng Cú mà chào cờ. Đường đi Lũng Cú còn hẹp nữa khó vừa cho hai xe 16 chỗ tránh nhau. Từ điểm này mà nói thì con đường Hạnh Phúc trên cao nguyên đá mới thực sự trở lên nguy hiểm trong cái đẹp tàn bạo.


Cố nhạc sỹ Trần Lập bên cột cờ Lũng Cú

Những vách đá tai mèo miếng đen miếng trắng to tổ chảng lởm chởm trên dãy núi hùng vĩ mà chỉ có lèo tèo vài cây dại nhỏ mới mọc nổi. Tim bạn bắt đầu đập những nhịp bất thường khi mắt liếc ngang sang mép vực hoăm hoắm và chưa có nhiều lằn bảo vệ. Những khúc cua tay áo cùi chỏ lên cao xuống thấp đầy vết phanh đen cháy mặt đường. Gió có thể quất vào muà lạnh ong tai đừng hỏi. Nhưng cá rằng chẳng ai rời mắt và máy ảnh khỏi những lớp đèo đẹp dã man kia. Trừ ông lái xe tập trung hoàn toàn vào sự kiểm soát còn những người trên xe đố ai thích ngủ vào lúc này. Nếu bạn chạy moto thì chuyện lại khác rất nhiều. Cảm xúc cảm xúc và cảm xúc cứ thế mà múc cho vào túi mà mang theo thôi.

Rút cuộc bạn sẽ tới được Lũng Cú. Bạn sẽ leo lên chụp hình với cột cờ to lớn ở đó đánh dấu điểm cực Bắc cuả tổ quốc với một niềm tự hào cao thấp tuỳ trạng thái mỗi cá nhân. Một số ai nghĩ rằng cứ hướng sang phía Bắc nhổ bãi nước bọt là sẽ rơi vào mặt mấy thằng Tầu là chưa chuẩn đâu. Cực bắc điạ đầu nhưng còn một đoạn nữa mới chạm vạch nation border line.

Làm ngụm chè cho tỉnh táo rồi bạn hãy xuống núi ngược đường trở ra. Về nghỉ tại trấn cổ Đồng Văn còn một con đường nữa phía tay trái lối đi xuống mà không cần trở lại ngã ba Sà Phìn. Mấy ông tổ lái đừng hứng chí bỏ qua đoạn này kẻo lại bị xa thêm khi trời tối mịt ập xuống miền núi rất nhanh đó.


Phố cổ Đồng Văn

Tối Đồng Văn có đặc biệt hay không tùy vào cách set up tour của mỗi nhóm chơi. Với một số ai đó thì lang thang đêm ở đây chẳng có cái gì đáng kể và ăn uống cũng bình thường. Thôi mua gì đó tự lai rai rồi ngủ sớm dành sức cho ấn tượng ngày thứ 3 nữa cho nó lành là hơn cả. Mình thường hay ăn tối ở một hàng nhỏ sâu bên trong chợ cổ Đồng Văn. Nay họ đã đổi chủ và thành hàng thịt dê chứ không như trước nữa. Mỗi lần trước đây ngồi ăn, nhìn vách đất cũ nứt nở oằn đỡ khung gỗ nặng nề cũ kỹ cứ nơm nớp nó sập giữa bữa không biết chừng. Chủ mới giờ đã tăng thêm trụ đỡ và sửa sang vách nứt. Lẩu dê đã có bếp từ nhanh nóng chứ chẳng thô sơ gì nữa. An toàn hơn mà sao mình vẫn nhớ cái tiếng còn cọt kèn kẹt và cảm giác nguy nan cũ đến thế mới lạ.

Sáng sớm ngày thứ 3, bạn hãy dành cho mình thêm thời gian la cà và đừng đi vội cho đỡ phí cái cảm giác trấn cổ này. Lững thững đi ăn bánh cuốn trứng nó không khác nhiều như vị cuả Lạng Sơn hay Cao Bằng nhưng nó khác xa bánh cuốn miền xuôi. Khi bánh vừa chín, chỉ cần đập thêm quả trứng gà rồi đậy vung để một lúc, sau đó mới cho thêm nhân mộc nhĩ thịt băm để trứng vừa chín lòng đào mềm, mịn và không nát. Người nọ chờ người kia theo luợt và độ nhanh tay cuả chị chủ quán. Ông nào tới sau mà đói thì cứ xác định ngôì chều hễu ra mà hóng mùi thơm ngậy chờ luợt mà chẳng dám kêu ca nửa lời.

À mà bạn ăn lần đầu chú ý. Đừng bỏ quên nước chấm bánh cuốn rất khác nuớc chấm dưới miền xuôi. Họ đựng trong một chiếc bát có miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Nêú không quan sát lại cứ lấy thìa múc húp trước hoặc ăn bánh rồi húp là sai toét. Cứ xắt nhỏ miếng bánh thả vào nuớc chấm mới thấy vị dẻo thơm của bánh với chả, nước chấm béo ngậy thẻ thêm một chút tiêu, ớt, dấm chua sẽ làm tròn vị. Không quên được đâu các anh chị tộc Kinh ạ.

Mình từng không ít lần gây ngạc nhiên cho người ở đây khi ngồi chung chờ bánh nóng và ăn ngon lành. Thôi thì chuyện gặp fan thì nơi nào cũng có nhưng gặp người biết mình ở những vùng hẻo lánh khiến cũng ngạc nhiên không ít lần. văn hoá khác nhau có nhiều khi rất phiền nhưng đành kệ. Đã chơi phủi thì buớc qua ngại ngần thì mới vui được. Bánh cuốn ăn no thì ngấy nhưng ngấy lại thêm lý do để la cà café bên chợ cổ ngắm những vách nhà liêu xiêu.

Chợ giờ thì gia cố to đẹp rồi, trúng phiên sáng Chủ Nhật thì vui cực mà không trúng cũng chẳng sao. Tán gẫu quanh bàn café, để ý một chút bạn sẽ biết tại trấn Đồng Văn hiện nay chỉ còn khoảng 20 ngôi nhà cổ, trên dưới 100 tuổi nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Trong khu phố cổ, những ngôi nhà có tuổi đời nhiều nhất thuộc dòng họ Lương. Còn đâu là những nhà ống kiểu phố miền xuôi xấu òm. Thật là muốn đời sống họ khấm khá phát triển lên nhưng vẫn tiếc cái vốn cổ cứ bị nuốt dần đi bởi cái nhôm nhoam thị thành.


Đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ

Ấy thế mà vui cũng đừng quên lên Mã Pì Lèng và sang Mèo Vạc chơi. Mà đã nhắc nhau lên đường thì cũng đừng quên đổ xăng ngay ở trấn này trước khi lên Mã Pi Lèng. Không có trạm nào trên con đèo khủng ấy cho nên làm khổ mình vì sơ suất thì khó đỡ lắm. Mình dành ra một phần đặc biệt nhất để nói về con đèo xếp hạng vua này mà phần lớn mọi người chỉ để ý nó là 1 trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc mà không biết gì hơn. Đã đi qua các con đèo ấy, mình xếp Ô Quy Hồ và Mã Pì Lèng là hoành tráng nhất. Mình cảm nhận rằng Ô Quy Hồ vắt từ Lai Châu sang Sapa đẹp kiểu lãng mạn bất tận thì Mã Pì Lèng dữ dội và cuơng mãnh vô cùng.

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở. Những biker phải thót bụng chạy số thấp thận trọng, những bác tài già bớt chuyện và nắm vô lăng từ tốn bò qua. Ở độ cao khoảng 2000m này chưa thể khiến một người mạnh khoẻ ù tai chóng mặt vì thiếu duỡng khí. Thế nhưng cảnh đẹp kiểu dã man giữa đá tảng trời mây vần vũ bên trên vực sâu hoắm bên dưới, đường cua lên xuống cong queo lởm chởm, tầm mắt bị tản rộng khó tập trung khiến bạn nao nao tim đập nhanh.

Truy tài liệu xưa cho thấy trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng. Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.

Năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.

Qua hơn 1.000 ngày đầu tiên con đường được thi công, cả vạn thanh niên xung phong và người dân các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên “đường công vụ” rộng khoảng 40 cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là “Đội Cơ Dũng”) phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc (trích tài lệu từ internet).


Dòng sông Nho Quế đầy chất thơ

Điểm chụp hình quen thuộc mà các bạn thấy từ đỉnh đèo xuống duới vực sâu là sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun chính là vết nứt điạ lý độc đáo 426 triệu năm cuả dãy cao nguyên đá ấn tuợng này.

Mình không muốn tham gia tranh cãi vào chuyện một số thanh niên viết chữ khắc tên lên khoảng tường mới xây của điểm tham quan đèo. Chỉ cần luợc lại sử tích, tự những người văn minh sẽ biết cách ứng xử thế nào cho phải.

Từ đỉnh đèo, bạn đi tiếp xuống chừng 8-9km gì đó sẽ thấy một lối rẽ trái nhỏ. Nếu thích xuống thăm Nho quế và cửa khẩu biên giới thì bạn cứ thử trải nghiệm. Nếu không, bạn hãy đi tiếp để tới Mèo Vạc và để đến với chợ tình nổi tiếng Khâu Vai. Mèo Vạc là một huyện như cái rốn bao quanh bởi mé tây giáp Đồng Văn Yên Minh, biên giới giáp Trung Quốc và phiá Nam là Bảo Lâm Cao Bằng. Nếu mà nói về tam giác mạch thì cá nhân mình thấy hoa ở đây có vẻ đượm sắc hơn hẳn bên Phó Bảng, Sà Phìn.

Mình chưa từng léng phéng đi chợ Khâu Vai vào trúng phiên chợ tình truyền thống nhưng trúng phiên chợ gia súc thì có 1 lần. Đây là một nơi mà tiếng lục lạc, chuông đeo cổ bò cổ trâu rung roeng xuyên qua lớp mũ bảo hiểm moto vui tai cũng khiến mình muốn dừng chơi một chút.

Ngôì làm miếng xôi màu sắc ở đầu chợ huyện cũng chứng kiến khối cái hay ho. Bạn đừng có ngạc nhiên khi đi đường thấy có anh chàng nào đó tóc tai xơ xác nằm vật giưã đường. Nhìn bên cạnh có chiếc xe máy đỏ chót hoặc một con ngựa bé tí teo tha thẩn bên cạnh. Anh nào hay ho thì có một cô dân tộc cặm cụi ngồi khâu túi thổ cẩm bên cạnh chốc chóc lại lấy cành cây xua… ruồi bu trên mặt chàng. Cứ đến gần đảm bảo bạn sẽ tìm thấy bên cạnh sẽ có một cái chai xanh xanh dang uống dở….


Cố nhạc sỹ Trần Lập trong một chuyến đi tới Hà Giang

Trên này dân họ thật thà, đàn ông uống rượu say đâu là nằm vật ra đấy, chẳng ai lấy đi đồ nào cuả họ cả. Nếu ông chồng say, cô vợ sẽ không lay gọi mà ngôì ngay đó chờ cho đến khi tỉnh. Họ quan niệm là lay chồng dậy giưã chừng sẽ bị ma rừng bắt đi hoặc Giàng trừng phạt. Họ sẽ chờ dù chợ chiều đêm xuống cũng chẳng là gì. Tình ơi là lãng mạn ơi các anh chị tộc Kinh học được gì không ạ?

Mình từng kể trên một status cách đây ít lâu một chuyện như ma chính là từ một vùng ở huyện này. Lần đó đang ngồi trên ôto đi qua một đoạn đèo nhỏ. Thấy có 1 gã mặc đồ Mông đen, 1 tay xách tuí to, 1 tay cầm chai rượu vai đeo túi nhỏ đứng lề đường cuời cười vẫy vẫy. Kinh nghiệm cho thấy là hắn xin đi nhờ xe ra thị trấn xa. Ngại người lạ và hay dễ có mang thuốc phiện nên mình lờ đi qua luôn. Qua một khúc cua lại thấy có gã tương tự đứng bên lề đường cười cười đưa tay vẫy.

Mình cũng bỏ qua nốt và đi tiếp. Đổ dốc qua một hai khúc ngoặt nữa lại thấy…. có gã tương tự đứng bên lề đường cười cười đưa tay vẫy. Nhìn kỹ hơn thì đúng là gã ban nãy, sao nó chạy kiểu gì mà vuợt được oto mà mình không thấy nhỉ. Hết hồn nghĩ sao có chuyện đó, ma giưã ban ngày được sao. Không lẽ chuyện ma mị vùng biên cương mình vẫn hay nghe là có thật. Mình và mấy anh em tỉnh cả ngủ cứ đi tiếp xuống dốc và ôm cua. Chợt nhìn guơng chiếu hậu. Hoá ra thấy cậu chàng xoài người tụt xuống dốc cắt đầu trước xuống dưới. Xe mình thì đi chậm ôm cua xuống là thấy cậu tới nơi rồi. Thánh thần thật. hahaha.

Rồi. Tới đây thì dân biker tham lam sẽ chọn đi tiếp qua Bảo Lâm bảo Lạc sang Cao Bằng tham quan Đông Bắc hoặc rẽ lối về Yên Minh để trở ngược lại tp Hà Giang khép tròn cung đường. Còn một lối nưã qua Bắc Mê và mặt đường rất thách thức cho các tay lái. Với hành trình 4 ngày 3 đêm thì bạn nên quay lại Tp Hà Giang hoặc tuột xuống Tuyên Quang mà nghỉ đêm rồi hôm sau về HN cho khoẻ người.

Nói chung là chuyện về vùng cao thì kể sao cho hết. Mới tản mát qua về cung cơ bản mà đã dài lắm lắm rồi. Thôi một lần nưã lại nói rằng bạn cần phải tự đi, tự nếm và tự thấy những điều đẹp đẽ ngoài ấy. Đừng lo chuyện du lịch là tốn tiền vì tiền ở vùng cao nhiều chỗ cũng chẳng mua được gì sất. Còn thời gian có tốn một tí thì thực ra lại là cái được khi mà bạn còn có sức mà đi. Sau này về già quá, muốn đi đâu đó mà không còn sức thì tiền gom góp cả đống cũng không mua được thời gian.


Tin cùng chuyên mục

Pháp: Espelette, nơi vẻ đẹp làm nên từ ớt

Pháp: Espelette, nơi vẻ đẹp làm nên từ ớt

Nằm ở trung tâm xứ Basque, thuộc miền Nam nước Pháp, làng Espelette nổi tiếng nhờ loại ớt đỏ, vốn là biểu tượng của ẩm thực địa phương, thu hút gần 1 triệu du khách mỗi năm.

Tham quan Cột mốc Km số 0 đánh dấu điểm cực Tây Indonesia

Tham quan Cột mốc Km số 0 đánh dấu điểm cực Tây Indonesia

Nằm trên đảo Weh thuộc Sabang, Cột mốc Kilomet số 0 (Km0) là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm tỉnh tự trị Aceh, Indonesia.

Du lịch ẩm thực - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan

Du lịch ẩm thực - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan

Khu vực tư nhân của Thái Lan có tham vọng thúc đẩy đất nước này trở thành trung tâm thực phẩm toàn cầu vào năm 2026, với giá trị thương mại thực phẩm của quốc gia dự kiến sẽ vượt 700 tỷ baht (20,3 tỉ USD) vào năm tới.

Đà Nẵng có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới trong năm 2025

Đà Nẵng có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới trong năm 2025

Doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành năm 2025 phấn đấu đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2024.

Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang.

Trình diễn hát then đàn tính trên tàu du lịch Hà Nội - Thái Nguyên

Trình diễn hát then đàn tính trên tàu du lịch Hà Nội - Thái Nguyên

Ngày 28/12, chuyến tàu hỏa khảo sát kết nối Hà Nội - Thái Nguyên gắn với mục tiêu khai thác, phát triển du lịch đã được thực hiện dưới sự phối hợp của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về cuộc đời Đại danh y Lê Hữu Trác

Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về cuộc đời Đại danh y Lê Hữu Trác

Nằm cách thành phố Hà Tĩnh 70km về phía Tây, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Hải Thượng Lãn Ông ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Tây Ninh tiếp tục là điểm đến thu hút du khách

Năm 2024, lĩnh vực du lịch tỉnh Tây Ninh tiếp tục là điểm sáng, doanh thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 24,4% so với năm 2023; khách du lịch đạt khoảng 5,6 triệu lượt người, tăng 9,7%.

Tin mới nhất

Vẻ đẹp Ô Trấn - Trung Quốc về đêm

Vẻ đẹp Ô Trấn - Trung Quốc về đêm

Ô Trấn - là một thị trấn cổ kính nằm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Với hơn 1.300 năm lịch sử, Ô Trấn nổi tiếng với kiến trúc cổ điển, hệ thống kênh nước uốn lượn và không gian văn hóa độc đáo.

Ngắm hoa anh đào nở rực rỡ ở xứ Phù Tang

Ngắm hoa anh đào nở rực rỡ ở xứ Phù Tang

Có hơn 100 loại hoa anh đào có thể tìm thấy ở Nhật Bản, bao gồm cả những loại anh đào mọc hoang dã.

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc

Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc

Ngày 30/12, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Du lịch năm 2025, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, Hà Nội tiếp tục khẳng định là một trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất cả nước, đầu tàu thúc đẩy phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc cũng như cả nước.

Pháp: Espelette, nơi vẻ đẹp làm nên từ ớt

Pháp: Espelette, nơi vẻ đẹp làm nên từ ớt

Nằm ở trung tâm xứ Basque, thuộc miền Nam nước Pháp, làng Espelette nổi tiếng nhờ loại ớt đỏ, vốn là biểu tượng của ẩm thực địa phương, thu hút gần 1 triệu du khách mỗi năm.

Lươn là "Món ăn của năm” tại Nhật Bản

Lươn là "Món ăn của năm” tại Nhật Bản

Ngày 30/12, Gurunavi Inc. - công ty vận hành trang web tìm kiếm nhà hàng hàng đầu Nhật Bản – đã công bố lươn là "Món ăn của năm 2024".

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt tổ chức chạy tăng cường thêm các chuyến tàu và tiếp tục áp dụng các chính sách giảm giá vé cho hành khách.

Việt Nam - mảnh đất của những danh lam thắng cảnh nổi tiếng

Việt Nam - mảnh đất của những danh lam thắng cảnh nổi tiếng

Việt Nam - đất nước tươi đẹp hình chữ S có rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận. Sự thay đổi đa dạng của địa hình và khí hậu làm cho phong cảnh Việt Nam trở thành một đối tượng khám phá vô tận.

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Điện Biên

Từng là "vùng trũng" về du lịch nhưng trong năm 2024, ngành Du lịch Điện Biên đã vươn mình khẳng định là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách.

Thế giới chờ đón năm mới 2025

Thế giới chờ đón năm mới 2025

Người dân trên khắp thế giới hân hoan chờ đón Năm mới 2025 với mong muốn hòa bình và hạnh phúc.

Tham quan Cột mốc Km số 0 đánh dấu điểm cực Tây Indonesia

Tham quan Cột mốc Km số 0 đánh dấu điểm cực Tây Indonesia

Nằm trên đảo Weh thuộc Sabang, Cột mốc Kilomet số 0 (Km0) là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm tỉnh tự trị Aceh, Indonesia.