02/04/2009 13:06 GMT+7 | Thế giới
Duy chỉ có mã STB vẫn bị duy trì lực bán mạnh khiến cổ phiếu này không thể vượt qua mức kháng cự 17.000 đồng/cổ phiếu. Việc nhà đầu tư ngoại cũng lại đang có dấu hiệu bán ròng cổ phiếu này khiến nhiều nhà đầu tư nội phải cân nhắc.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 483.200 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26,12 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 29.418.790 đơn vị (tăng 32,61% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 655,342 tỷ đồng (tăng 45,67%).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 297,3 điểm, tăng 7,78 điểm (tương đương tăng 2,69%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 28.935.590 đơn vị, tăng 41,26% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 629,222 tỷ đồng, tăng 48,22% so với phiên trước. |
CTCK Vincom nhận định, với nỗ lực chặn đáy thành công hôm qua và sóng tăng giá đã bắt đầu có thể là cơ hội thu lợi ngắn hạn và sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tiếp tục mua vào, thúc đẩy thị trường tăng cầu mạnh hơn nữa, giữ cho sóng tăng giá này kéo dài qua một vài ngày, vượt qua những ảnh hưởng tạm thời từ thị trường chứng khoán Mỹ và hành động bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lúc đó, mục tiêu của VN-Index sẽ là 320 điểm (tương ứng với mức đáy 276,59 điểm của sóng tăng lần này).
Trong khi đó, chứng khoán Mỹ cũng hỗ trợ không nhỏ khi kết thúc rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, thị trường này tiếp tục tăng điểm mạnh mẽ trước một số báo cáo khả quan bất chấp những lo lắng Chính phủ Mỹ có thể để General Motors (GM) và Chrysler phá sản.
Do đó, kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, chỉ số VN-Index đã tăng thêm 4,43 điểm, lên 293,95 điểm (tương đương tăng 1,53%). Hàng loạt cổ phiếu bluechip đều tăng giá, trong đó có nhiều mã tiếp tục giữ ở mức tăng trần với dư mua lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.842.330 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 128,93 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 135 mã tăng giá, 24 mã đứng giá tham chiếu, 21 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 48 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn là MAFPF1, MPC, SSC.
Cũng như diễn biến phiên giao dịch trước đó khi sang đợt khớp lệnh liên tục, sức tăng của VN-Index bị ảnh hưởng đôi chút trước lực cung có phần tăng mạnh khi VN-Index đang dần tiến đến ngưỡng kháng cự 300 điểm. Tuy nhiên, càng về cuối phiên thị trường càng có xu hướng tăng điểm mạnh mẽ.
Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 7,68 điểm, lên 297,2 điểm (tương đương tăng 2,65%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 25.854.290 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 584,48 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 297,3 điểm, tăng 7,78 điểm (tương đương tăng 2,69%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 28.935.590 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 629,22 tỷ đồng.
Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 133 mã tăng giá, 27 mã giảm giá, 21 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 71 mã tăng trần, 3 mã giảm sàn là MAFPF1, MPC, BAS. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 1 mã không còn dư mua là MPC.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giảm giá, 2 mã đứng giá là HAG, PVF. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã tăng trần là FPT, HPG.
Cụ thể, PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,13%), đạt 63.000 đồng. FPT tăng 2.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,88%), đạt 49.400 đồng. VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,92%), đạt 53.000 đồng. VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,50%), đạt 82.000 đồng. HPG tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,97%), đạt 33.800 đồng. DPM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,53%), đạt 34.600 đồng.
Hai mã PVF và HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 19.300 đồng/cổ phiếu và 53.500 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, VIC giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,95%), còn 41.600 đồng.
STB giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,59%), còn 16.800 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường với gần 2,9 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,96% tổng khối lượng toàn thị trường).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 31,13% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NTL với mức tăng 5,00%, lên 35.700 đồng (tăng 1.700 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 88 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, mã BAS có mức giảm 4,49% xuống 8.500 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.000 đồng, lên mức 110.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 4 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DRC, SHC là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 700 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 23.100 đồng và 17.000 đồng.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 1 mã giảm sàn và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,37%), đạt 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 3,23%), chỉ còn 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 70 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.293.020 đơn vị, bằng 11,38% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 491.660 đơn vị, chiếm 52,44% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như PVT (481.040 đơn vị), DPM (376.960 đơn vị), VSH (173.920 đơn vị) và HPG (155.380 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (88,37%), VSH (83,95%), PVD (71,41%), VNM (67,66%) và HT1 (58,91%).
Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 61 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 2.401.240 đơn vị, bằng 8,30% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã STB được họ bán ra nhiều nhất với 1.000.000 đơn vị, chiếm 34,70% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TMS (86,90%), ITA (82,53%), IMP (61,16%), PNC (59,08%) và DTT (53,29%).
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
STB |
16.800 |
(100) |
-0,59% |
2.881.600 |
SAM |
15.800 |
700 |
4,64% |
1.811.530 |
SSI |
30.200 |
1.400 |
4,86% |
1.735.730 |
DPM |
34.600 |
1.500 |
4,53% |
1.341.250 |
PVT |
16.000 |
700 |
4,58% |
1.238.670 |
|
|
|
|
|
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
NTL |
35.700 |
1.700 |
5,00% |
88.110 |
TRC |
27.400 |
1.300 |
4,98% |
321.190 |
SFI |
48.600 |
2.300 |
4,97% |
106.170 |
HPG |
33.800 |
1.600 |
4,97% |
1.062.630 |
ANV |
16.900 |
800 |
4,97% |
415.600 |
|
|
|
|
|
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
BAS |
8.500 |
(400) |
-4,49% |
3.140 |
MPC |
13.300 |
(600) |
-4,32% |
286.880 |
SGC |
11.500 |
(500) |
-4,17% |
4.590 |
HT2 |
14.100 |
(600) |
-4,08% |
78.870 |
SHC |
17.000 |
(700) |
-3,95% |
30.440 |
Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 5 cổ phiếu là HNM, THB, KLS, BVS và TBC với tổng khối lượng giao dịch là 162.400 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 1,91 tỷ đồng. Trong đó, mã HNM được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 80.900 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 809 triệu đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 16.460.200 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 314,98 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/04/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 102,66 điểm, tăng 1,83 điểm (tương đương tăng 1,81%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 16.297.800 đơn vị, tăng 37,99% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 313,07 tỷ đồng, tăng 40,64%. |
Trong phiên này, có tổng cộng 11.412 lệnh mua với tổng khối lượng là 24.187.200 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 12.859 với tổng khối lượng bán là 22.351.400 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là KLS, ACB, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 5.004.000, 3.118.400, 1.336.900 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là KLS, ACB, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 4.478.800, 4.100.600, 1.371.100 đơn vị.
Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là BVS, KLS, HPC với khối lượng đặt tương ứng là 1.178.700, 525.200, 362.600 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là ACB, BTS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 982.200, 416.900, 360.600 đơn vị.
Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 115 mã tăng giá, 26 mã đứng giá tham chiếu, 27 mã giảm giá, và 9 mã không có giao dịch là BTH, HEV, NGC, HSC, BST, PTM, QTC, VHL, QST. Trong đó có 21 mã tăng trần và 2 mã giảm sàn là VE9, HLC. Đáng chú ý về cuối phiên, chỉ có 5 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là LBE, VC6, VE9, L43, HLC nhưng có tới 39 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Cụ thể, BVS tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tăng 6,79%), đạt 23.600 đồng với 158.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tăng 6,67%), đạt 17.600 đồng với 750.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tăng 3,62%), đạt 28.600 đồng với 406.200 cổ phiếu được giao dịch thành công.
ACB tăng 700 đồng/cổ phiếu (tăng 2,35%), đạt 30.500 đồng với 2.515.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 1,12%), đạt 27.000 đồng với 119.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 2,73%), đạt 11.300 đồng với 693.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 3,19%), đạt 9.700 đồng với 470.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 0,73%), đạt 41.300 đồng với 114.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. VNR tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 0,61%), đạt 33.200 đồng với 14.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,26%), đạt 16.100 đồng với 425.300 cổ phiếu được giao dịch thành công.
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CAP đạt 10.700 đồng/cổ phiếu, tăng 700 đồng (tương đương 7,00%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 100 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là HLC khi tụt xuống mức 25.400 đồng/cổ phiếu, giảm 1.900 đồng (tương đương 6,96%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 2 nghìn cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.200 đồng, lên mức 50.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 515 nghìn cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu PVC tăng 1.600 đồng, lên mức 25.100 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 49 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, HLC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.900 đồng, xuống còn 25.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 2.000 cổ phiếu. Tiếp theo là CJC giảm 1.000 đồng, xuống còn 19.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 900 cổ phiếu.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là KLS với hơn 4,48 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 14.100 đồng/cổ phiếu, tăng 800 đồng (tương đương 6,02%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 54,94% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 15 mã với tổng khối lượng là 48.900 cổ phiếu và bán ra 8 mã với tổng khối lượng là 75.400 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là TLC khi mua vào 15.000 đơn vị, chiếm 4,91% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KLS, V11, SCJ, VNC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 7.300, 5.500, 5.000, 4.800 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 51.000 cổ phiếu, chiếm 32,24% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KLS, S55, SIC, TBC với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 10.000, 8.900, 2.100, 2.000 cổ phiếu.
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
KLS |
14.100 |
800 |
6,02 |
4.478.800 |
ACB |
30.500 |
700 |
2,35 |
2.515.500 |
TBC |
17.600 |
1.100 |
6,67 |
750.900 |
BCC |
11.300 |
300 |
2,73 |
693.500 |
VSP |
50.000 |
3.200 |
6,84 |
514.500 |
|
|
|
|
|
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
CAP |
10.700 |
700 |
7,00 |
100 |
THT |
20.000 |
1.300 |
6,95 |
165.800 |
CCM |
20.000 |
1.300 |
6,95 |
6.200 |
SD8 |
10.900 |
700 |
6,86 |
28.800 |
VSP |
50.000 |
3.200 |
6,84 |
514.500 |
|
|
|
|
|
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất | ||||
Mã |
Giá |
+/- |
% |
KLGD |
HLC |
25.400 |
(1.900) |
(6,96) |
2.000 |
VE9 |
11.200 |
(800) |
(6,67) |
500 |
L43 |
13.900 |
(800) |
(5,44) |
8.100 |
CJC |
19.500 |
(1.000) |
(4,88) |
900 |
YBC |
14.000 |
(700) |
(4,76) |
1.000 |
* HPS: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 10,51%
(Theo ĐTCK)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất