03/05/2023 16:29 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đoạn video quay cảnh một phụ nữ rơi nước mắt sau khi bán được một cuộn cơm với giá 5 nhân dân tệ (khoảng 17.000 đồng) tại quầy hàng rong của mình đã được xem hơn 100 triệu lần ở Trung Quốc.
Mất việc, cô gái chuyển sang bán hàng rong
Đoạn video cho thấy Lan rơi nước mắt sau ngày thứ hai bán cơm cuộn trên đường phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Trong video, Lan cho biết cô dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị nguyên liệu làm cơm, dựng gian hàng và mở cửa lúc 7 giờ. Tuy nhiên, do phải thay đổi địa điểm gian hàng liên tục do quy định không được bán hàng rong nên cô có rất ít khách hàng.
Lan Yuwen, 25 tuổi, cho biết cô đã mất việc tại một trung tâm dạy thêm sau khi trung tâm này đóng cửa vào cuối năm ngoái trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt việc dạy thêm sau giờ học. Sau nhiều tháng chật vật tìm việc, Lan trở thành người bán hàng rong vào cuối tháng 3.
"Tôi phải trả tiền thuê nhà, cần kiếm tiền để nuôi sống bản thân", cô nói.
Cô cho biết mình rất vui với thu nhập từ việc bán hàng trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai, cô chỉ bán được một chiếc vào cuối ngày, trong khi đã chuẩn bị 10 cuộn cơm.
Lan cho biết cô cũng đã bật khóc sau khi bị đuổi khỏi một địa điểm bởi các quan chức thành phố không cho phép buôn bán hàng rong.
"Kiếm tiền từ một gánh hàng rong thực sự là một công việc tốn nhiều công sức. Bạn phải chuẩn bị trước, phải bố trí gian hàng của mình và bạn phải đối phó với nhiều tình huống khẩn cấp khác nhau", Lan nói.
Cô cho biết việc bán đồ ăn trên đường phố chỉ là tạm thời, cô vẫn muốn tìm được việc làm toàn thời gian.
Thất nghiệp ở thanh niên tăng nhanh
Tình trạng thất nghiệp của thanh niên là vấn đề lớn đối với Trung Quốc.
Theo SCMP, số liệu việc làm chính thức được công bố vào tháng trước cho thấy trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung giảm nhẹ xuống 5,3% thì tỷ lệ thất nghiệp ở những người trong độ tuổi 16-24 đã tăng 19,6% trong tháng 3 năm nay.
Đây là tỷ lệ cao thứ hai lịch sử. Theo CNN, con số này tương đương 11 triệu thanh niên không có việc làm tại các thành thị. Tỷ lệ này có thể tăng hơn nữa khi 11,6 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào năm nay và tham gia thị trường việc làm.
"Đây có lẽ là thời điểm tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ qua để những người trẻ tuổi ở Trung Quốc có thể tìm lại được việc làm hoặc tìm được việc sau khi ra trường", Kevin Lin, Tổng thư ký của Asian Labour Review, nói với DW.
Tăng trưởng chưa từng thấy ở Trung Quốc trong những năm qua đã tạo ra một số lượng lớn việc làm. Nhưng khi Trung Quốc chuyển từ sản xuất chi phí thấp sang nền kinh tế dịch vụ với xuất khẩu công nghệ cao, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng nhanh hơn nhiều so với các nhóm nhân khẩu khác.
Gần đây, để giải quyết tình trạng này, tỉnh Quảng Đông, địa phương giàu nhất nước đã đưa ra một giải pháp gây tranh cãi: đưa 300.000 thanh niên thất nghiệp về nông thôn trong 2 - 3 năm để tìm việc làm.
Quan chức tỉnh Quảng Đông tháng trước cho biết họ sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp đại học và doanh nhân trẻ tìm việc làm ở các làng quê. Đồng thời cũng khuyến khích thanh niên nông thôn trở về nông thôn để tìm việc.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất