14/03/2017 14:55 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Đối với tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em, ấu dâm, nhiều nước trên thế giới như Phần Lan, Nga, một số bang ở Mỹ, Hàn Quốc hay Indonesia đã áp dụng hình phạt "thiến hóa học" nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phạm.
Nhằm biến những tên tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em thành “hoạn quan”, phương pháp “thiến hóa học” bao gồm việc tiêm dung dịch hoặc uống viên nén có chứa hormone của phụ nữ vào những đối tượng bị lệch lạc tình dục. Hormone phụ nữ sẽ "triệt tiêu" hoàn toàn dục vọng của người sử dụng, và từ đó đối tượng sẽ không thực hiện các hành vi tình dục.
Những kẻ phạm tội xâm hại tình dục trẻ em sau khi được phóng thích khỏi tù giam còn phải buộc đeo bên mình một thiết bị theo dõi điện tử, để các cơ quan chức năng giám sát nhất cử nhất động của chúng. Nếu ngưng dùng thuốc thì nhiều khả năng kẻ ác vẫn tái phạm hành vi phạm tội.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp “thiến hóa học” để trừng trị tội phạm ấu dâm vẫn vấp phải sự phản đối từ một bộ phận dư luận, vì họ cho rằng hình phạt này vi phạm nhân quyền. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, “bất kỳ tội phạm nào cũng nên bị trừng phạt theo cách được cho phép trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Thoạt đầu nhìn vào, tưởng chừng hình phạt này ra đời từ một quyết định dĩ nhiên, tuy nhiên, nó đi ngược với quyền con người”.
Trong khi đó, tại Indonesia, khi dự luật thực thi hình phạt “thiến hóa học” đối với tội phạm ấu dâm được chính phủ đề xuất trong năm 2016, Ủy ban Quốc gia Phụ nữ Indoneisa đã lên tiếng phản đối. Họ cho rằng cần xem xét lại tính hiệu quả của hình phạt này: “Các nước khác áp dụng biện pháp trên nhưng tình trạng tệ nạn xã hội liên quan đến bạo lực tình dục trẻ em không hề giảm sút. Việc thực thi hình phạt cũng rất tốn kém. Điều chúng ta cần hiện nay là đầu tư hơn nữa vào việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ và giúp đỡ các nạn nhân”.
Theo Hồng Hạnh - Tin tức/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất